eDoctor
Câu hỏi:
chào bác sĩ. con e được gần 7 tháng. mồ hôi đầu nhiều. kể cả nhung lúc nằm phòng máy lạnh cũng đổ mồ hôi. mong bác sĩ tư vấn ạ. e cảm ơn
Trả lời:
Chào em Ở các bé sơ sinh, cơ thể đang phát triển, hoạt động chuyển hóa mạnh nên trạng thái tăng tiết mồ hôi rất thường gặp. Khác với da người lớn (tiết mồ hôi được thể hiện ở bàn tay, bàn chân, nách), ở em bé thì da đầu vừa là nơi tăng tiết mồ hôi nước vừa là nơi tăng tiết bã nhờn. Chính vì vậy, khi xúc cảm, sốt, hay lúc bé chạy chơi và kể cả lúc ngủ, bé thường đổ mồ hôi nhiều trên đầu và da đầu cũng là vị trí thể hiện bệnh viêm da tiết bã (cứt trâu) hay gặp ở tuổi này. Hiện tượng mồ hôi đầu nhiều thường do hai nguyên nhân: 1. Nhiều mồ hôi sinh lý: Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng. 2. Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm). Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu bé nhà em đổ mồ hôi trên đầu thường xuyên nhưng vẫn ăn ngủ, chạy chơi và tăng cân bình thường thì em không phải lo lắng nhiều, bé hoàn toàn bình thường và tình trạng này sẽ giảm dần khi bé lớn lên Chỉ cần lưu ý giữ không cho cơ thể bé bị ngấm lạnh và tăng cường cho bé bú để bù lại lượng nước và muối mất qua sự tăng tiết mồ hôi. Chúc bé mạnh khoẻ, hay ăn chóng lớn
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play