eDoctor
Câu hỏi:
Bé nhà em hay bị nôn trớ khoang 4-5lan ngày dù đã bế cho ợ sau bú và giữ tư thê đứng sau bú thì đặt bé xuông chút sẽ bị trớ hoặc khi đang cho bú thì bé phụt sữa trào ra tât cả . Thỉnh thoảng nằm ngủ sữa chảy lên mũi Cho em hỏi bé như vậy là bệnh thế nào bác sĩ Cách chữa trị ra sao ạ Em cám ơn
Trả lời:
Chào bạn Theo những triệu chứng mà bạn mô tả như bé bị nôn trớ 4-5 lần một ngày, hay bị trớ khi được đặt nằm xuống hoặc khi đang bú thì phụt sữa ra ngoài, khi ngủ trớ sữa chảy cả lên mũi có thể nghĩ đến bé bị bệnh trào ngược luồng dạ dày - thực quản. Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày - thực quản của bé có thể là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định: Dạ dày của trẻ trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển toàn diện, nằm ngang không giống với người trưởng thành. Cơ thắt thực quản dưới đóng mở chưa đều nên dễ bị trào ngược. Cũng có thể bé bị trào ngược do mẹ cho bé bú sai tư thế: Các mẹ thường có thói quen vừa nằm vừa cho bé bú vào ban đêm. Ở tư thế này, dạ dày nằm ngang nên sữa xuống đến dạ dày lại bị trào ngược lên miệng. Một số bệnh như bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh… cũng có khả năng mắc trào ngược dạ dày thực quản cao. Với trường hợp bé bị luồng trào ngược dạ dày – thực quản, cha mẹ cần lưu ý thực hiện những phương pháp sau: 1. Chế độ ăn * Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ chưa ăn dặm (< 4 – 6 tháng tuổi): cho bé bú nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần bú xuống còn từ 1 – 1,5 giờ, thời gian mỗi lần bú khoảng 10 – 15 phút. Cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng để hạn chế nuốt nhiều hơi vào dạ dày. Mẹ không nên kiêng ăn, phải ăn đa dạng các loại thức ăn để có sữa cho con bú. Nếu trẻ dùng sữa công thức bằng bình bú thì phải kiểm tra núm vú xem kích thước tia sữa đã phù hợp với tuổi bé chưa, tránh trường hợp tia sữa to quá hoặc bé quá. * Trẻ lớn: Hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, phủ tạng động vật, sô cô la, cà phê, đồ uống có ga…; Chia nhỏ lượng thức ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa hơn: 1-1,5 giờ/1lần. Làm đặc sữa bằng cách pha bột gạo đã được chế biến sẵn vào sữa theo tỷ lệ 1 muỗng bột với 60 -120ml sữa. Cha mẹ cũng nên lưu ý hạn chế cho trẻ ngậm vú giả; Tránh cho trẻ ăn: nước cam, quýt, bưởi, thức ăn chiên hoặc nhiều dầu, tỏi, hành, thức ăn cay, sốt cà chua và những chế biến kèm sốt cà chua; Tránh thức ăn quá đặc làm tăng nguy cơ táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa. 2. Tư thế khi bé nằm: Cho trẻ nằm ngửa, thân và đầu cao, tạo góc 45-60 độ so với mặt giường. 3.1. Chăm sóc ngoài bữa ăn: Bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột Ngủ ở tư thế đầu cao 300, nên ngủ sau ăn ít nhất 2-3 giờ. Không quấn tã, mặc quần áo chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng. 3.2. Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ: Bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên; Lau rửa bằng nước ấm phần cơ thể bị dính sữa, thức ăn trớ ra; Hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi; Thay bỉm, quần áo khô thoáng để tránh trẻ bị lạnh; Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng bé vẫn bị nôn trớ qúa nhiều; bị viêm đường hô hấp và chậm tăng cân thì nên cho bé đến khám ở bệnh viện càng sớm càng tốt bạn nhé Chúc bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play