eDoctor
Câu hỏi:
Bé nhà mình 3,5 tháng tuổi. Cháu có thói quen là hay đưa tay vào miệng mút. Xin bác sỹ cho biết là mình có nên ngăn cản cháu mút tay không? Vì mình nghe nói mút tay cũng giúp kích thích trí não phát triển nữa.
Trả lời:
Chào bạn Tật ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp ở trẻ em. Chưa có bằng chứng cho thấy mút tay kích thích trí não trẻ phát triển. Theo các nhà khoa học, ngậm mút tay ở trẻ sơ sinh là một trong những biểu hiện của việc trẻ đói và có nhu cầu được bú sữa, do đó, hẫu hết những trẻ sơ sinh khi đói sẽ mút tay. Hơn nữa, khi trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Mút tay được xem là bình thường ở những trẻ nhỏ và đa số trẻ có thể an toàn khi mút tay nếu các bé chỉ ngậm mút ngón tay một cách nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu việc mút tay của trẻ thành tật khó bỏ thì lại gây ra những hậu quả đáng tiếc khi trẻ lớn lên. Nếu trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những trẻ có động tác mút mạnh liên tục, thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm. Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da sẽ gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, lâu ngày, còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm; miệng trẻ trở nên hô (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong); lệch khớp cắn; rối loạn phát âm. Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị. Về tâm lý, mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường. Vì vậy, bạn nên giúp bé bỏ tật ngậm mút tay bằng cách cho bé bú mẹ đầy đủ để bảo đảm bé không bị đói để tránh thói quen bé tìm tay của mình để ngậm mút hoặc làm phân tâm bé, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của bé, giúp bé dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay. Chúc bạn thành công
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play