eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ! Con tôi mới sinh, cháu đến nay đã được 2 tuần tuổi nhưng da cháu vẫn bị vàng, gần đây thì mức độ vàng có giảm. Hiện tại cháu vẫn ăn ngủ tốt. Cháu vẫn được gia đình cho phơi nắng buổi sáng, uống vitamin D. Vậy bác sĩ cho hỏi con tôi có phải bị vàng da do bệnh lí không? Liệu cháu có bị sao không? Và thông thường các cháu bao lâu thì khỏi vàng da? Cám ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn Trẻ sơ sinh có 2 dạng vàng da là: sinh lý và bệnh lý. Vàng da sinh lý hầu hết trẻ đều bị và thường biến mất sau một thời gian ngắn. Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật do đó các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. - Vàng da sinh lý: Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng. Ở trẻ sinh non, tỷ lệ vàng da là 30%. Vàng da sinh lý không nguy hiểm, thường tự mất sau một thời gian ngắn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da. Vàng da sinh lý thường xảy ra từ ngày 2-3 sau khi sinh và đĐa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, không cần điều trị và không nguy hiểm. – Vàng da bệnh lý hay vàng da nhân thường gặp ở trẻ sinh non. Các em bị vàng da từ đầu đến chân ngay khi lọt lòng. Nếu không được điều trị đúng mức, trẻ sẽ bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê rồi tử vong. Vàng da xảy ra ngay ngày đầu tiên khi bé được sinh ra Cách phát hiện trẻ bị vàng da: – Sau khi sinh 1-2 ngày, quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi có ánh sáng. – Dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi và trên cơ thể trẻ. Nếu thấy da có màu vàng đậm mà không trắng như những trẻ khác thì cần cảnh giác. – Quan sát một số biểu hiện bất thường của trẻ như quấy khóc, bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu ít và trong, không đi tiêu phân su. Nếu bé nhà bạn ăn, ngủ tốt, phát triển bình thường, dấu hiệu vàng da ngày càng giảm thì bạn không cần phải lo lắng gì. Phơi nắng cho bé vào buổi sáng cũng giúp cho hiện tượng vàng da của bé chóng hết. Nếu bé bị vàng da trong 1- 2 ngày sau sinh thì phải luôn quan sát để ý. Bé sẽ bị vàng da toàn thân, nhưng quan sát bằng mắt thường thì vàng da biểu hiện ở phần đầu nhiều nhất. Nếu chỉ vàng da ở trên đầu, nói chung là mức độ nhẹ. có thể chỉ cần phơi nắng là hết. Nhưng nếu thấy vàng da ở bụng, rồi xuống tới chân thì mức độ bệnh đã rất nặng, cần phải đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, xác định. Tốt nhất, thấy da vàng rõ ràng đến phần ngực, bụng thì cần đưa bé tới viện ngay. Chúc bé khỏe, phát triển toàn diện
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play