eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, con t duoc 6tuoi. gần đây cháu có hiện tượng chảy máu cam. vậy cháu có mắc bệnh gì k?
Trả lời:
Chào bạn, Chảy máu cam là hiện tượng mạch máu nhỏ bị vỡ làm máu chảy ra ngoài. Chảy máu cam thường gặp ở trẻ nhỏ và mang yếu tố cơ địa tức là không rõ nguyên nhân ngoại trừ một số trường hợp có bất thường về mạch máu. Mặc dù chảy máu cam làm cha mẹ lo lắng nhưng ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bé do lượng máu mất rất ít và máu tự cầm. Chảy máu cam có thể tự phát nếu niêm mạc mũi bị khô, đóng vảy và bị rách, nhất là vào lúc khí hậu khô hanh, mùa đông… Do vậy, để hạn chế chảy máu cam ở trẻ, nhất là vào mùa hanh khô, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày cho cháu, vừa có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, vừa có tác dụng rửa sạch các chất bụi bẩn và vi khuẩn giúp bé thở tốt hơn. Bên cạnh đó việc bổ sung các vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp làm chắc thành mạch và tăng miễn dịch cho cơ thể bé. Khi bé bị chảy máu cam cho bé cúi đầu về phía trước hoặc nằm xuống nghiêng đầu về một bên, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp ép nhẹ 2 cánh mũi, giữ như vậy trong 5 phút. Không được để bé ngửa đầu ra sau lúc đang chảy máu cam, vì như vậy khiến máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào dạ dày có thể gây khó chịu và buồn nôn. Sau khi máu ngưng chảy, bạn cần chú ý nhắc nhở, kiểm soát không cho bé ngoáy mũi, không xì mũi mạnh để tránh kích thích trở lại. Chảy máu cam không có thuốc điều trị đặc hiệu, khi bé lớn hiện tượng này sẽ giảm và tự khỏi. Ngăn ngừa chứng chảy máu cam: Nếu không khí trong phòng trở nên khô, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho bé. Không nên cho bé nhét bất kỳ vật gì vào lỗ mũi. Nếu bé có thói quen ngoáy mũi, bạn nên tìm cách giữ cho đôi tay của bé được bận rộn. Thông thường, hiện tượng chảy máu cam ở trẻ nhỏ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám: – Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi. – Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. – Bé dùng một loại thuốc mới; sau đó, bé bị chảy máu cam không ngừng. – Bé chảy máu cam thường xuyên. – Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi). Chúc bé khỏe
Tags:Nhi KhoaNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play