Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ ! Con nhà e 28 tháng mà răng bị mòn hết, e cg cho vệ sinh răng miệng mà tình trạng ko tiến triển dc, hiện tại đã mòn đến tận lợi và kêu đau, em phải làm sao a? E rất lo. Cảm ơn bs
Trả lời:
Chào bạn
Mòn răng là phần men răng phía ngoài bị bào mòn, đôi khi nó cũng tổn thương mô răng sâu hơn. Răng sữa bị mòn chủ yếu là do những yếu tố sau đây:
1. Răng sữa bị mòn do ăn uống: Những đồ ăn có hàm lượng đường cao, có tính bám dính vào bề mặt răng, đồ uống có ga, đồ uống ngọt và dễ lên men sinh axit chính là thủ phạm khiến răng sữa bị mòn rất nhanh. Bởi, lớp men răng và lớp ngà của răng sữa tương đối mỏng, chưa hoàn thiện, độ canxi hóa còn thấp nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Khi những loại đồ ăn này bám lâu trên răng khiến răng dần mòn và tiêu đi mà không hề gây đau nhức. Hơn nữa, chỗ răng sữa bị mòn không sâu vào răng và không bị đen như những lỗ răng sâu nên nếu bạn nhìn bằng mắt thường sẽ khó phát hiện.
2. Thiếu canxi làm răng sữa của trẻ bị mòn từ lúc mới mọc: Nếu con bạn bị thiếu canxi và các dưỡng chất cần thiết cho xương, răng khiến men răng kém và dễ dẫn đến tình trạng răng sữa bị mòn, mủn và dễ bị vỡ khi tác động lực mạnh lên răng.
3. Răng sữa bị mòn do men răng yếu: Lớp men của răng sữa thường mềm và mỏng nên khả năng răng sữa bị mòn sẽ cao hơn so với răng vĩnh viễn. Lớp men răng này là do di truyền từ các thế hệ trước sang thế hệ sau. Răng sữa không chỉ bị mòn mà còn dễ bị đổi màu, xỉn màu nhanh chóng.
4. Răng sữa bị mòn do cách vệ sinh: Nếu bé không được đánh răng đúng cách và thường xuyên, không được làm sạch răng miệng sau khi ăn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công khiến răng sữa bị mòn và bị sâu, có thể sẽ dẫn tới sự thay đổi màu sắc răng rất nhanh.
5. Răng sữa bị mòn do thuốc: Một số bà mẹ phải uống thuốc kháng sinh khi mang bầu sẽ làm cho con sau này mọc răng sữa bị mòn, xỉn màu và có nhiều vết ố trên răng. Hoặc có thể trẻ phải uống thuốc có chất sắt, các loại kháng sinh có chứa Tetracyclin cũng rất dễ làm cho men răng của trẻ yếu hơn bình thường.
Răng sữa bị mòn có thể trám bít lại để cải thiện chức năng trong việc ăn uống và thẩm mỹ đối với răng. Do đó, mẹ cần đưa con đi khám nha khoa để xác định nguyên nhân và tình trạng tổn thương mô răng, từ đó có cách điều trị thích hợp nhất nhé.
Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn, phát triển toàn diện
Tags:Răng Hàm MặtNhi KhoaNội Khoa