eDoctor
Câu hỏi:
Nứt hậu môn thì nên dùng thuốc gì thưa bs?
Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi: Nguyên nhân thường gặp của bệnh bao gồm: Phân lớn hay phân cứng; Táo bón; Tiêu chảy mạn tính; Viêm vùng hậu môn trực tràng; Bệnh Crohn hoặc viêm ruột; Lưu lượng máu giảm ở vùng hậu môn trực tràng; Việc sinh đẻ gây ra chấn thương ống hậu môn.... Nứt hậu môn cấp tính thường lành trong vòng một vài tuần khi thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như tăng tiêu thụ các chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp làm mềm phân. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bạn có thể sẽ cần phải tiếp tục điều trị bằng những cách sau: Bôi nitroglycerin bên ngoài (Rectiv®); Bôi kem gây tê như lidocain hydroclorid (Xylocaine®); Tiêm botulinum toxin loại A (Botox®); Uống thuốc huyết áp như nifedipine (Procardia®) hoặc diltiazem (Cardizem®) làm dãn cơ vòng hậu môn; Phẫu thuật nên chỉ được đề nghị trong các trường hợp nứt hậu môn mạn tính. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn nhằm giảm đau, giảm sưng hạn chế lây lan sang các vùng lân cận. Song chỉ hiệu quả với các trường hợp nhẹ và theo chỉ định của bác sĩ (bạn không nên sử dụng nếu không biết rõ thuốc) Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau: Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống: như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc; Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa táo bón; Luyện tập thể dục đều đặn. Tập thể dục thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và tăng lưu lượng máu đến tất cả các phần của cơ thể có thể thúc đẩy chữa nứt hậu môn; Tránh rặn quá mức trong khi đi tiêu. Rặn tạo ra áp lực gây ra vết rách mới hoặc rách vết nứt hậu môn đã lành. Bạn nên sắp xếp thời gian mỗi ngày để đi tiêu thoải mái nhất Cách hiệu quả nhất phòng ngừa nứt hậu môn tái phát là ngăn ngừa táo bón. Ngoài những bệnh lý đặc biệt, nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là chế độ ăn ít chất xơ và ít uống nước, vận động. Bạn hoàn toàn có khả năng chữa khỏi táo bón bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, tập thói quen đi tiêu vào cùng một khoảng thời gian trong ngày cũng rất hữu hiệu trong việc phòng tránh táo bón. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe - Thân chào bạn
Tags:Ngoại Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play