eDoctor
Câu hỏi:
Dạ chào bác sĩ bác sĩ cho e hỏi người lớn tại sao tự dưng lại chảy máu mũi vậy ạ làm cách nào để ngưng chảy ạ E cảm ơn bsi ạ
Trả lời:
Chào bạn Chảy máu mũi được chia thành 2 loại, chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Thường chảy máu một bên. Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Chảy máu dai dẳng, khối lượng không nhiều. Thường ngừng chảy máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu. Trường hợp nặng cần ‘đốt’ điểm mạch bằng nitrat bạc hoặc hóa chất khác. Chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn, thường chảy máu cả hai bên. Máu mũi chảy ra phía sau và chủ yếu đi xuống họng. Máu chảy nhiều, có thể nguy kịch. Kiểm soát bằng nhét bấc mũi hoặc thắt mạch máu. Chảy máu mũi có thể xuất hiện vì nhiều lý do: Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài. Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang. Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác. Xì mũi quá mạnh. Trẻ nhét dị vật vào mũi, ví dụ hạt cườm, cục pin… Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón. Vách ngăn mũi bị vẹo. Thở oxy qua ống thông mũi. Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi. Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu). Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu. Rất hiếm khi, các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi. Sơ cứu bằng cách ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không nằm hay ngả đầu ra sau Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm). Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía. Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa Khi cần đi khám Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút. Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần. Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy). Chảy máu do chấn thương, ví vụ ngã hay bị đấm vào mặt. Cảm thấy người yếu, chóng mặt. Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới. Cháy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu. Đang dùng thuốc chống đông máu. Người có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia. Mới trải qua hóa trị liệu. Thân mến
Tags:Ngoại Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play