eDoctor
Câu hỏi:
Bsi cho em hỏi, con em bị như này có phải là u máu không ạ? Có nguy hiểm không và cách chữa trị ạ? Em cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn! Hình ảnh này theo dõi u máu. Có 3 loại khác nhau cần được phân biệt: - U hạt máu ở da hay còn gọi u máu nông. Loại u máu này có diện tích rộng, hẹp khác nhau, màu đỏ, lúc đầu nhẵn bằng phẳng với mặt da, sau đó gồ lên, sáng hơn, dùng hai ngón tay cái ấn giãn ra có thể mất màu hồng, sau đó trở lại màu cũ khi bỏ tay ra. - U máu dưới da hay còn gọi u máu sâu là khối u dưới da gồ lên so với vùng da lành, nóng, nhưng không thấy mạch đập khi ấn ngón tay. - Màu da trên nền u bình thường hoặc nhạt, hoặc tím, hoặc giãn mao mạch. - U hỗn hợp là hình ảnh hay gặp nhất mang đặc điểm của 2 loại trên, thương tổn đơn lẻ hoặc nhiều u. Vị trí u máu có thể bất kỳ nhưng thường gặp ở đầu cổ (tỷ lệ 50-75%), kích thước thường dưới 3cm đường kính (tỷ lệ 60-80%). Tiến triển: Tiến triển theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn tăng sinh: Thường diễn ra trong 3 tháng, nhưng có khi diễn ra trong 6 tháng với u máu nông, 8-10 tháng với u máu sâu. Trong giai đoạn này, 80% u máu tăng gấp đôi kích thước trong đó khoảng 5% phát triển ồ ạt, có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ của trẻ. - Giai đoạn ổn định: Sau giai đoạn tăng sinh, u máu dần dần ổn định cả kích thước và dấu hiệu lâm sàng, kéo dài đến tháng thứ 18-20. - Giai đoạn thoái triển: Giai đoạn này chậm thời gian đầu màu da nhạt dần sau đó u máu dưới da xẹp dần, nhưng chậm hơn. Sự thoái triển này xảy ra đến 70-80% các trường hợp sau 6 tuổi. Sự thoái triển của u máu dưới da thường chậm hơn u máu da. Điều trị: - Đối với u máu thường thoái triển tự phát ở tuổi 5-12 (75-80%) không để lại di chứng. Cần theo dõi vị trí, kích thước, tốc độ phát triển, có thể điều trị bằng Laser, đốt điện... - Đối với u máu có thể gây biến chứng nặng và gây nguy hiểm cho trẻ như u máu mi mắt trên gây chèn ép nhãn cầu, u máu lan tỏa dạng giãn mao mạch thường có biến chứng loét. U máu hình râu quai nón vùng cổ gây chèn ép đường hô hấp... cần được theo dõi để có biện pháp xử lý như cắt bỏ, nút mạch máu... - Một số phương pháp điều trị khác như tia xạ, áp lạnh bằng khí nitơ lỏng ở nhiệt độ âm, corticoids, laser có bước sóng 1062nm đối với các bớt máu nông, phẫu thuật cắt bỏ, tạo hình vạt da... Chúc bé mạnh khỏe!
Tags:Ngoại Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play