eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, tôi nằm này 63t, gần đây vai trái bị đau nhứt vận động bị hạn chế , tối thường đau nhiều hơn nên khó ngủ, tôi có khám BS, có cho thuốc uống gần 2 tháng nhưng chưa khỏi. Xin ý kiến của BS
Trả lời:
Chào bạn! Khớp vai là một trong những khớp thường xuyên vận động nhiều. Khớp vai cũng là một khớp quan trọng trong cơ thể, là khớp được sử dụng nhiều trong suốt cuộc đời. Chính vì vậy đây cũng là khớp dễ mắc các bệnh như viêm, rách, đứt chóp xoay ở khớp vai. Thường khi lớn tuổi, các khớp thoái hóa gây nên tình trạng đau nhứt và hạn chế vân động, Nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp vai: 1. Thoái hóa đĩa đệm khớp vai. Khớp vai là khớp vận động đa chiều, nếu hoạt động quá tải hoặc vận động sai lệch do nghề nghiệp đều có thể gây ra tình trạng thoái hóa đĩa sụn, trường hợp này đau nhức thường xuyên, đặc biệt khi vận động, ít khi bị tê buốt về dưới ngón tay, không bị ảnh hưởng vì thời tiết thay đổi. Thoái hóa đĩa đệm xảy ra khi các đĩa đệm dần dần bị bào mòn, giảm chất lượng do quá trình lão hóa theo thời gian. Và người bị thoái hóa đĩa đệm sẽ gặp phải những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. 2. Vôi hóa khớp vai Sai lệch trong vận động, rối loạn dinh dưỡng, suy chức năng gan và các bệnh về xương gây nên tình trạng khớp bị calci hóa tạo nên các khối hay gai vôi ở khớp, cản trở sự vận động và chèn ép dây thần kinh. Đây là căn bệnh thường gặp gây nên các cơn đau kinh niên ở khơp vai- Khớp vai là khớp vận động, có liên quan chặt chẽ đến cơ bắp, và hệ thống gân cơ chằng, trong nhiều trường hợp khớp vai đau cũng do viêm nhiễm, hay chấn thương hệ thống gân cơ vận động, trường hợp này cơn đau không kéo dài, và dễ chẩn trị và điều trị. 3. Viêm dây thần kinh vai Thường thì khi bị nhiễm lạnh hay bị chấn tương, bị chèn ép vì tư thế ngủ sai lệnh, vận động cánh tay quá ngưỡng gây trật khớp vai, có nhiều trường hợp do bị vôi hóa khớp vai, từ đó gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh và viêm dây thần kinh vai. Những trường hợp này có chung triệu chứng đau buốt, nhức nhối rất đột ngột, cơn đau có cảm tưởng giật giật buốt lên tận óc, và thường tê buốt đến các đầu ngón tay. Không cử động, ngồi hoặc đứng hay đi lại thì cơn đau giảm, Nằm và vận động tay thì buốt giật từng cơn. 4. Một số nguyên nhân khác: Dây chằng yếu, không giữ nổi khớp vai: Hay xảy ra khi vận động quá mức, đặc biệt là người bơi sải, bơi bướm, chơi quần vợt. Các triệu chứng chủ yếu là đau khi vận động khớp vai và có kèm theo tiếng răng rắc. Nếu bạn rơi vào trường hợp này cần để cho khớp vai nghỉ ngơi, rồi tập vận động để củng cố các cơ “quay tròn”. Nếu không bớt đau thì cần xem các dây chằng có bị căng dãn quá mức hay bị rách không. Có khi phải thay đổi hoạt động thể thao. Tổn thương xương đòn: Thường xảy ra do phải làm việc quá mạnh và vung qua đầu nhiều lần (bơi bướm chẳng hạn) nên xương đòn bị tổn thương, nhất là ở khớp nối mỏm vai và xương đòn. Khi đó, khớp nhỏ này bị đau mỗi khi vận động hoặc bị chèn ép. Bệnh nhân không thể nằm nghiêng bên đau mà ngủ được. Nếu đau nhiều và kéo dài thì cần tìm nguyên nhân khác như bệnh lý ở đốt sống cổ hoặc phải can thiệp phẫu thuật. Viêm dây chằng: Viêm dây chằng xảy ra do vận động sai lệch hoặc stress. Thường đi kèm viêm bao khớp. Dây chằng co lại làm cho vai đau, cứng đơ, không vận động được. Khi các dây chằng không co rút nữa thì bao khớp sẽ tự hết viêm. Để hồi phục cử động của vai, cần nhiều tháng chữa trị và luyện tập theo hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa chấn thương. Do vậy để điều trị tốt bác có thể khám chuyên khoa cơ xương khớp để chụp phim hoặc chụp MRI đánh giá tình trạng khớp như thế nào giúp có hướng điều trị tốt nhất. Ngoài ra bác nên táp vận đông nhẹ nhàng tránh tình trạng cứng khớp, uống bổ sung thêm glucosamin hằng ngày. Thân!
Tags:Nội KhoaNgoại Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play