eDoctor
Câu hỏi:
thưa bs, gần đây cháu bị lòi búi trĩ. theo cháu tìm hiểu sách báo và internet thì cháu nghĩ là trĩ ngoại ạ. khi đi đại tiện, búi trĩ mới lòi ra và phải dùng tay đẩy vào thì búi trĩ mới vào được ạ. khi đi đại tiện cháu không có hiện tượng khó đi, cũng không chảy máu. ngoài ra cháu không có triệu chứng bất thường nào. do trong thời kì học và thi cử sắp tới nên cháu không đi khám bệnh viện. bác sĩ cho cháu hỏi cháu có cần phải mổ cắt bỏ búi trĩ không ạ? và cháu cần uống thuốc gì để búi trĩ co hoặc mất không ạ? cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào cháu Theo câu hỏi của cháu, bác sĩ thấy cháu cũng rất quan tâm đến tình hình sức khỏe của mình. Điều đó là rất tốt vì có quan tâm thì mới có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Theo y học, bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức, hoạt động kém, gây ra hiện tượng ứ đọng máu thì sinh ra trĩ. Bệnh trĩ có thể do tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Nguồn gây áp lực phổ biến bao gồm táo bón lâu ngày; tư thế ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác nặng; mang thai và sinh con, béo phì, u bướu hậu môn trực tràng; tiêu chảy, hội chứng lỵ, viêm đại tràng mãn tính. Như vậy có thể thấy loại trừ một số bệnh như u bướu hậu môn trực tràng thì phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do lối sống gây ra. Các can thiệp ngoại khoa để điều trị bệnh trĩ bao gồm: - Thủ thuật chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại. - Phẫu thuật cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler Tuy nhiên, với tình trạng bệnh của cháu hiện nay ( chưa có hiện tượng khó đi, không chảy máu ) thì không cần điều trị, càng không đặt vấn đề mổ bỏ cắt búi trĩ vì phương pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định cho trĩ nội ở độ 4, cuối độ 3 và trĩ ngoại có biến chứng, trĩ vòng sa. Hơn nữa, các biện pháp phẫu thuật này cũng chưa phải là tối ưu với tỷ lệ tái phát rất cao. Do đó, quan trọng là phải điều trị nguyên nhân gây bệnh. Để bệnh trĩ nhanh khỏi và ngừa tái phát, cháu cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Cụ thể cháu cần ăn nhiều chất xơ, rau mát, hoa quả mát, uống nước nhiều, tránh táo bón; kiêng hoàn toàn đồ cay, nóng, các chất kích thích. Tuy đang kỳ thi nhưng cũng tránh ngồi một chỗ quá lâu, không mang vác quá nặng. Giảm cân nếu có béo phì. Cần tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Ngoài ra, cháu cần luyện tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ... Thường xuyên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ; điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, giãn phế quản…, tránh ho kéo dài làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và thay quần lót thường xuyên, như thế sẽ có tác dụng phòng chống bệnh trĩ và chống nhiễm trùng. Cháu cũng có thể uống thuốc tiêu trĩ Safinar để điều trị trĩ và ngăn ngừa tái phát. Chúc cháu khỏe, kết quả thi tốt
Tags:Nội KhoaNgoại Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play