eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Cháu đã từng bị xuất huyết dưới da dạng đi ủng ở 2 cẳng chân được chẩn đoán là bệnh Schonlein_ Henoch. Hiện giờ cháu ko còn xuất huyết nhưng cháu hay bị mỏi khớp gối cả 2 chân. Bác sĩ cho cháu hỏi như vậy có đáng lo ngại ko ạ?
Trả lời:
Chào bạn! Bệnh viêm mao mạch dị ứng (còn được biết với nhiều tên gọi khác như Hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dạng phản vệ...) là một bệnh tự dị ứng không rõ căn nguyên, có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan, chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp, được Henoch và Schonlein (người Đức) mô tả lần đầu tiên năm 1837. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi với 50% các trường hợp xảy ra trước 5 tuổi và 75% xảy ra trong độ tuổi 3-10, độ lưu hành bệnh trong độ tuổi từ 2-16 khoảng 2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp 2 lần nữ. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh chính thức còn chưa được xác định nhưng đa số các trường hợp bệnh xảy ra sau nhiễm một số chủng vi khuẩn hoặc virut như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Varicella virus, cytomegalovirus, Epstein-Barr virus, Parvovirus B19, Campylobacter. Về đặc điểm lâm sàng, bệnh thường xuất hiện hoặc nặng lên về mùa đông xuân, các biểu hiện hay gặp nhất là nổi ban xuất huyết dạng chấm và nốt ở mặt gấp của cẳng tay, cẳng chân, mông và đùi, sưng đau khớp, đau bụng, buồn nôn, xuất huyết tiêu hóa, viêm cầu thận, đi tiểu ra máu. Một số biểu hiện hiếm gặp có thể xảy ra như viêm cơ tim, viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật. Nguyên nhân chính xác không được biết rõ, có thể do phản ứng quá nhạy cảm của hệ thống miễn nhiễm. Các trường hợp có thể làm cho bệnh xảy ra như do nhiễm vi trùng, siêu vi trùng, ..., nhất là bệnh ở đường hô hấp trên. Bệnh thường xảy ra mùa Đông, mùa Xuân. Cũng có thể phản ứng với 1 vài loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống dị ứng, lợi tiểu; hay do bị côn trùng chích. Đôi khi cũng do phản ứng với thuốc chích ngừa. Điều trị Không có điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm mao mạch dị ứng, các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ và bảo tồn. Trong giai đoạn cấp, tất cả các bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường, để cao chân, dùng vitamin C liều cao, uống nhiều nước và bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý. Những bệnh nhân chỉ có ban xuất huyết đơn thuần thường đáp ứng tốt với các biện pháp bảo tồn này, ít khi phải dùng thuốc điều trị khác. Các điều trị triệu chứng như dùng thuốc chống viêm giảm đau cho các trường hợp có sưng đau khớp, thuốc lợi niệu (nếu bệnh nhân có suy thận), hạ huyết áp (nếu có tăng huyết áp) cũng rất cần thiết trong điều trị bệnh. Nếu khớp xương bị viêm và đau thì bác sĩ cho dùng thuốc kháng viêm như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, ... Nếu chảy máu nhiều dưới da, bị đau bụng nhiều hay thận bị viêm thì bác sĩ cho dùng Corticosteroid (thí dụ như Prednisone). Rất hiếm khi phải dùng thuốc chế ngự miễn nhiễm. Nếu đang dùng thuốc gì mà nghi là nguyên nhân gây bệnh thì phải ngưng ngay. Một đôi khi bệnh có thể làm tổn thương thận, xoắn ruột hay kinh giật. Thường thì người lớn bị nặng hơn trẻ em. Bệnh có thể tái phát vài năm sau lần đầu. Để tránh bị tái phát thì nên tránh các nguyên nhân nếu có thể được thí dụ nếu bị nhiễm trùng cổ họng do vi trùng chẳng hạn thì nên dùng kháng sinh sớm và đúng cách , tránh các thuốc có thể gây dị ứng như đã nói ở phần trên.
Tags:Nội TiếtNội KhoaNgoại Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play