eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Tôi muốn biết bệnh hiếm muộn ở nam giới
Trả lời:
Chào bạn, Dưới đây là một số nguyên nhân quan trọng: - Giảm khả năng cung cấp tinh trùng: Có những vấn đề trong quan hệ tình dục, ví dụ như rối loạn chức năng cương cứng, xuất tinh quá sớm. - Xuất tinh trào ngược vào bàng quang: Do bị bệnh tiểu đường (hay gặp nhất), bị phẫu thuật ở bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo hoặc do dùng một số thuốc chữa bệnh tâm lý, tăng huyết áp. - Nghẽn tắc ở mào tinh hay ống dẫn tinh. - Xơ hóa nang: Nam giới bị bệnh này thường không có ống dẫn tinh, hay ống dẫn tinh bị tắc. - Không thể xuất tinh: Do có bệnh ở ống tủy hoặc chấn thương cột sống. - Lỗ niệu đạo lạc chỗ: Lỗ niệu đạo nằm ở mặt dưới của dương vật. Đây là một dị tật bẩm sinh, nếu không được phẫu thuật, bệnh nhân sẽ có nhiều nguy cơ ít tinh trùng. - Bệnh tự miễn dịch: Các kháng thể của hệ miễn dịch tấn công những tế bào bình thường của cơ thể; những kháng thể này làm yếu hay vô hiệu hóa tinh trùng. - Tinh trùng vận động kém: Khả năng vận động thẳng và đi lên của tinh trùng kém, không tới được noãn để thụ tinh. - Tinh trùng có cấu trúc không bình thường, ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh cho noãn. - Không có tinh trùng: Do tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng. - Tình trùng ít: Có dưới 10 triệu con trong 1 ml tinh dịch (để có con, tối thiểu trong 1 ml tinh dịch phải có 20 triệu tinh trùng). - Giãn tĩnh mạch: Những tĩnh mạch đưa máu thoát khỏi tinh hoàn bị giãn và xoắn, ảnh hưởng đến việc làm mát cho tinh hoàn, do đó làm tăng nhiệt độ ở bộ phận này. - Tinh hoàn không xuống bìu mà vẫn nằm ở ổ bụng. Nhiệt độ cao ở đây khiến nó hoạt động (sản xuất tinh trùng) kém. - Không có tinh hoàn: Rất hiếm gặp. - Thiếu hụt testosteron do suy tuyến sinh dục: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là có bệnh ở tinh hoàn hoặc bất thường ở vùng dưới đồi tuyến yên (tuyến tạo ra hoóc môn chi phối tinh hoàn). - Hội chứng Klinfetler: Thừa một nhiễm sắc thể X (XXY), gây phát triển bất thường ở tinh hoàn. Hậu quả là giảm sản xuất tinh trùng và lượng testosteron. - Nhiễm khuẩn: Viêm tuyến tiền liệt, tinh hoàn, túi tinh (tuyến tạo ra tinh dịch), niệu đạo. Các bệnh này làm thay đổi sự chuyển động của tinh trùng. Ngay cả khi đã được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh, chứng nhiễm khuẩn tinh hoàn vẫn có thể gây sẹo và tắc nghẽn ống dẫn tinh. - Stress: Tình trạng này ảnh hưởng đến một số hoóc môn cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng. Số lượng tinh trùng có thể giảm đi nếu tình trạng stress quá nặng hay kéo dài. - Suy dinh dưỡng: Thiếu một số chất như vitamin C, selen, kẽm và folat. - Béo phì: Nhiều khảo sát cho thấy, nam giới béo phì hay bị vô sinh. - Ung thư đang được điều trị: Một số liệu pháp điều trị ung thư (tia xạ, hóa liệu pháp) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất tinh trùng. - Nghiện rượu, ma túy, thuốc lá: Các chất này làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. - Bệnh tật: Tình trạng chấn thương, các bệnh tiểu đường, bệnh ở tuyến giáp trạng, HIV/AIDS, hội chứng Cushing , thiếu máu, nhồi máu cơ tim, suy gan, suy thận... đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. - Tác động xấu của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, hóa chất. Thân
Tags:Nam Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play