Câu hỏi:
chào bác sĩ, sau khi cháu ốm sốt viêm họng một đợt khá nặng thì cháu phát hiện mắt lhi nhìn vài các loại đèn buổi tối như đèn đường,xe.. thấy có những quầng ánh sáng lóe tỏa ra bao quanh rất to kèm theo dải ánh sáng dài rất chói mắt, chau có đi khám rồi mà bs bảo mắt ko việc gì, mong bác sĩ giải đáp hiện tượng đấy và cách chữa với ạ. cháu cảm oen
Trả lời:
Chào cháu,
Hiện tượng chói mắt có thể là bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của những rối loạn hay bệnh lý tại mắt.
Quầng sáng là vòng tròn sáng bao quanh một nguồn ánh sáng, như đèn pha.
Chói mắt xảy ra khi lượng ánh sáng đi vào mắt vượt quá khả năng kiểm soát của mắt. Chói mắt sẽ làm cho bạn khó nhìn thấy khi có ánh sáng chiếu trực tiếp như ánh sáng mặt trời, phản xạ hoặc ánh sáng nhân tạo như đèn pha của xe vào ban đêm.
Những vấn đề này có thể làm bạn:
- Không thoải mái. Khi bạn cố gắng nhìn trong khi ánh sáng quá tải, bạn có thể nheo mắt và nhìn đi chỗ khác. Đôi mắt của bạn có thể chảy nước;
- Mất tầm nhìn. Chói mắt đôi khi có thể gây tổn thương thị lực. Ánh sáng tán xạ bên trong mắt khiến bạn không thể nhìn rõ hình ảnh. Với việc bị mất tầm nhìn do chói mắt, sự mất tương phản thường nặng hơn trong môi trường tối mờ và không có áng sáng.
Triệu chứng quầng sáng là vòng tròn sáng sẽ xuất hiện bao quanh một nguồn ánh sáng khi bạn nhìn thấy nó.
Các triệu chứng chói mắt được phân chia thành ba loại khác nhau:
Chói mắt khó chịu: đây là loại ánh sáng chói xuất hiện khi mắt tiếp xúc với những biến động đột ngột của độ sáng ánh sáng;
Chói gây mờ mắt: rối loạn này thường đi kèm với tình trạng đục thủy tinh thể (bệnh mắt nghiêm trọng có thể làm cho ống kính của mắt trở nên mờ đục). Chói gây mờ mắt cũng xảy ra khi lượng ánh sáng quá tải mà mắt không thể xử lý, ví dụ, khi phải nhìn trực diện vào đèn chùm cao của xe giao thông. Chói làm mờ mắt gây suy yếu đáng kể hiệu suất thị giác;
Lóa mắt: đây là tình trạng một người cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, còn gọi là sợ ánh sáng. Tổn thương võng mạc là nguyên nhân làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng chói và rực rỡ. Lóa mắt có thể xuất hiện thường xuyên và thường gây mù tạm thời.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu cháu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Trường hợp của cháu là lóa mắt.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán tình trạng quầng sáng/ chói mắt?
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bạn để chẩn đoán. Các triệu chứng có thể liên quan đến một căn bệnh gây mất thị lực dần dần.
* Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng quầng sáng/ chói mắt?
Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Điều chỉnh tầm nhìn . Nếu bạn bị cận thị hoặc viễn thị bẩm sinh, đôi mắt của bạn không tập trung đủ ánh sáng cần thiết vào võng mạc của bạn. Kính hoặc kính áp tròng có thể giúp đỡ;
- Loại bỏ đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật là phương pháp phổ biến;
- Thấu kính đa ổ thay thế có nhiều khả năng gây ra quầng sáng và chói hơn so với những ổ đơn lẻ nhưng chúng giúp bạn nhìn thấy cả hai vật thể gần và xa;
Cháu có thể kiểm soát bệnh này bằng các biện pháp sau:
Đeo kính mắt để bảo vệ đôi mắt;
Đeo kính an toàn khi dùng búa, nghiền, hoặc sử dụng các công cụ điện;
Nếu cháu cần đeo kính hoặc kính áp tròng thì hãy chú ý đến hạn sử dụng của chúng;
Không hút thuốc;
Hạn chế uống rượu;
Giữ cân nặng ở mức khỏe mạnh.
Kiểm soát huyết áp và cholesterol;
Kiểm soát lượng đường trong máu dưới mức cho phép nếu bạn có bệnh tiểu đường;
Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại rau xanh;
Gặp bác sĩ nhãn khoa nếu ánh sáng chói hoặc quầng sáng gây ảnh hưởng đến bạn.
Nếu cháu có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ mắt để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.
Chúc cháu mau khỏe.
Chào thân ái
Tags:Mắt