eDoctor
Câu hỏi:
Cháu bị đau mắt đỏ .. hiện tại cháu đã đi khám và uốg + tra thuốc ... cho cháu hỏi vậy sao mắt cháu vẫn còn sưng ạ.. cháu xin cảm ơn
Trả lời:
Chào bạn! Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh dễ gây thành dịch và một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát tránh lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh. Khi bị đau mắt đỏ cấp phải đi khám tại cơ sở chuyên khoa mắt, không được tự ý mua thuốc tra nhỏ. Điều trị có hiệu quả nhất khi tìm được nguyên nhân gây bệnh. Có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% hay nước mắt nhân tạo để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu đôi mắt đang cộm rát khó chịu. Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin… có thể uống thêm thuốc giảm phù. Nếu viêm kết mạc do virus thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus. Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ cần thực hiện các bước sơ trị và những công việc khác để chữa trị, phòng ngừa lây lan như sau: Khi đau mắt đỏ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng không dùng chung thuốc nhỏ mắt và không dụi tay vào mắt. Không dụi mắt bằng tay Rửa mặt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Giặt khăn bằng xà phòng, phơi khăn ngoài nắng. Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, nhất là trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt. Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (sáng, trưa, tối). Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay. Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm. Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Có thể làm dịu khó chịu bằng cách đắp khăn ấm lên mắt bị đau. Ngâm một miếng vải sạch trong nước ấm và vắt nước trước khi đặt nó nhẹ nhàng lên mắt đau. Rửa mặt và mắt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em, rửa với nước để loại bỏ chất kích thích. Với đau mắt đỏ dị ứng, tránh dụi mắt vì làm thế không giảm được ngứa. Thay vì việc đó nên đắp một miếng gạc lạnh để làm dịu. Cũng có thể dùng thuốc tra mắt không kê đơn như Naphcon-A hoặc Opcon-A, chứa kháng histamin và tác nhân gây co mạch. Thuốc không cần kê đơn có thể giúp giảm ngứa và bỏng rát mắt do chất kích thích. Cần chú ý là thuốc tra mắt cũng có thể gây kích thích mắt do đó cần dừng thuốc đó ngay. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa. Nếu bệnh không thuyên giảm sau 5-7 ngày phải đến khám lại (tái khám). Chúc sức khỏe!
Tags:Mắt
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play