eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ. Bác sĩ vui lòng cho em hỏi, con em 5 tháng tuổi. 2 tuần trước bé sổ mũi nghẹt mũi em đưa đi bệnh viện, bác sĩ cho rửa mũi và siro, dặn về rửa mũi mỗi ngày, 5-7 ngày sẽ hết. Tối em rửa cho bé nhưng bé khóc ghê lắm, do em k biết cách làm êm như y tá làm. Hôm sau bé ho nhiều, em lo quá nên cho bé đi khám phòng khám tư. Bs ở đây bảo viêm phế quản, cũng cho rửa mũi và kháng sinh. Bé uống đc 2 liều thấy êm hơn nhưng đến liều thứ 3 bé ói hết, xem như ngưng thuốc đột ngột rồi phải k bác sĩ? Hôm sau e k cho bé đi khám lấy kháng sinh nữa mà chỉ ở nhà nhỏ nước muối sinh lý, xịt Xisat, uống siro. Về ho thì e thấy bớt, nhưng nghẹt mũi thì vẫn còn, cách đây 1 tuần bé tự dưng sốt 37,8 độ, e dán miếng dán hạ sốt thì vài tiếng sau hạ, k biết có liên quan j đến bệnh sổ mũi ho k. Và bé vẫn cứ nghẹt mũi nên e tập rửa mũi cho bé đc rồi, bé k khóc nữa, rửa bên đây thấy nước chảy ra bên kia, nhưng em mới rửa đc 3 lần trong 3 ngày gần đây thôi. Nhưng thấy bé vẫn nghẹt mũi nhiều. Mong bác sĩ làm ơn chỉ bảo giùm em, xem với tình trạng con em như vậy, thì nên kiên trì ở nhà rửa mũi nhỏ mũi, hay là đi khám uống kháng sinh cho hết hẳn 1 liệu trình. Ng thì khuyên em cho uống ks cho hết hẳn để lâu thành mãn tính, ng thì khuyên còn nhỏ uống ks tội, nếu bớt ho thì ở nhà kiên trì rửa mũi, làm em rất hoang mang, mong bác sĩ làm ơn chỉ bảo giùm em. Chân thành cảm ơn bác
Trả lời:
Chào bạn Trẻ sơ sinh thường dễ mắc các bệnh về mũi do sức đề kháng còn non yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi do tiếp xúc với các chất gây kích thích dị ứng, nhiễm virus và vi khuẩn hoặc thay đổi độ ẩm. Khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục cho bé tránh trường hợp bé không thở được dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi. Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau: Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn: + Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi. + Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ như sau: Xông hơi: Mẹ có thể cho bé xông hơi trong lúc tắm bằng nước nóng bốc hơi hoặc dùng một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre,… với lượng ít rồi nấu nước lên xong hơi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các dịch nhờn được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Tuy nhiên, vì sức chịu đựng và đề kháng của trẻ còn non yếu nên cha mẹ cần hết sức chú ý khi dùng biện pháp này. Không nên để hơi quá nóng hoặc nước xông quá đậm mùi sẽ khiến bé khó thở. Cho trẻ uống nhiều nước: Chất lỏng sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, bú sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp… Hơi tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn. Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ: Đây là cách dân gian hay dùng mỗi khi thấy trẻ bị ngạt mũi và cho hiệu quả cao. mẹ chỉ cần cho gối của bé cao hơn thường ngày để bé dễ thở. Cùng với đó, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Trẻ bị ngạt mũi thường cảm thấy khó chịu và bức bối, sinh ra quấy khóc liên tục. Mẹ cần nhanh chóng áp dụng một trong số các biện pháp trên để khắc phục tình trạng bệnh cho bé. Bé sẽ thoải mái vui chơi và ngủ ngon mà không bị những con khò khè hỏi thăm nữa. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ. Bạn không nên: - Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ - Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi vì không hiệu quả và sẽ gây kháng thuốc Chúc bé mau khoẻ.
Tags:tai mũi họngNhi KhoaNội KhoaHô HấpNgoại Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play