eDoctor
Câu hỏi:
bệnh viêm gan b kiêng ăn gì, chưa có biểu hiện vàng da
Trả lời:
thân chào bạn 1. Uống đủ nước Uống đủ nước là một điều vô cùng quan trọng với người bệnh viêm gan B. Khi gan bị tổn thương, quá trình đào thải độc tố sẽ bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh viêm gan cần được cung cấp đầy đủ lượng nước (từ 1,5L đến 2L mỗi ngày) để giảm gánh gặng cho gan. Trong quá trình hồi phục gan, bệnh nhân có thể kết hợp uống thêm các loại nước có lợi cho gan như cà gai leo, giảo cổ lam, atisô, râu bắp, nhân trần… Những loại nước uống xuất phát từ thảo mộc này rất phổ biến, giá thành không quá đắt và việc sơ chế cũng không phức tạp. Tác dụng chủ yếu của các loại cây này là làm mát và thải độc gan, góp phần vào việc hạ men gan, ức chế virus viên gan B. 2. Ăn nhiều chất xơ Chất xơ được ví như cây chổi làm nhiệm vụ dọn dẹp sạch sẽ đường tiêu hóa. Đối với người viêm gan B, chất xơ vô cùng cần thiết bởi khi chức năng lọc máu của gan hoạt động không tốt, cần có sự hỗ trợ từ quá trình tiêu hóa để giảm tải cho gan. Chất xơ xuất hiện ở những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và được chia làm hai loại: chất xơ tan trong nước và chất xơ không tan trong nước. Chất xơ tan trong nước được tìm thấy ở các loại đậu, rau, trái cây… giúp giảm cholesterol, điều hòa đường trong máu. Chất xơ không tan trong nước có trong ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì… làm đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tránh việc chướng bụng, khó tiêu cho người bệnh viêm gan B. 3. Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm Khi bị virus viêm gan B tấn công, cơ thể người bệnh sẽ giảm khả năng đề kháng. Nguyên nhân là do chức năng tổng hợp chất béo của gan để hòa tan các vitamin bị ảnh hưởng, đặc biệt là vitamin A, D và E. Sự thiếu hụt của các vitamin làm cơ thể bị suy yếu. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm đến việc bổ sung vitamin qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Những thực phẩm giàu vitamin và dễ hấp thụ đối với người viêm gan B bao gồm: – Trái cây tươi: cam, quýt, dừa, đu đủ, cà rốt, cà chua… là nguồn cung cấp dồi dào A và C để tăng khả năng thải độc và đề kháng cho cơ thể. – Sữa: chỉ cần 0,5L sữa là đủ cung cấp lượng vitamin D cho cả ngày, có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa chua. – Rau xanh: đặc biệt là các rau có màu xanh sẫm như xúp lơ xanh, cải bó xôi, rau ngót, rau muống, măng tây… 4. Ăn đủ chất đạm (protein) và chất béo Nhiều người có quan điểm rằng khi mắc viêm gan B thì không được ăn thịt và dầu mỡ. Tuy nhiên cơ thể con người vẫn cần hấp thụ những thực phẩm này cho quá trình tạo, dự trữ năng lượng và chuyển hóa các chất. Do đó, điều quan trọng là ăn bao nhiêu là đủ và ăn loại nào thì thích hợp để các chất này được tiêu thụ vào cơ thể hiệu quả nhất. Đối với chất đạm, bệnh nhân viêm gan B được khuyên nên sử dụng đạm ít béo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt trắng (gà, thịt heo, cá…), sữa tách béo, đậu nành… Đặc biệt hãy nói không với nội tạng động vật. Lượng đạm nạp cần thiết cho cơ thể trong một ngày vào khoảng 50 – 70gr, nhưng nếu tình trạng bệnh xấu đi thì cần giảm lượng đạm xuống còn 40gr/ngày và ưu tiên đạm có nguồn gốc thực vật. Đối với dầu mỡ, lượng cần thiết trong một ngày là 15gr. Bạn nên lựa chọn dầu chiết xuất từ thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành. 5. Kiêng rượu, bia và các đồ uống kích thích Song song với việc bổ sung thực phẩm lành mạnh vào bữa ăn, người bệnh viêm gan B cần tránh xa rượu, bia và các đồ uống kích thích như café, chè đặc. Những đồ uống này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc trong quá trình điều trị và trực tiếp gây ảnh hưởng xấu lên gan. Nếu bệnh nhân không kiêng triệt để các đồ uống kể trên thì tình trạng viêm gan sẽ không thể cải thiện, rất dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. 6. Hạn chế đồ ngọt nhân tạo Đồ ngọt nhân tạo bao gồm các loại bánh kẹo, mứt, nước ngọt đóng hộp… Đồ ngọt khiến cho gan phải hoạt động nhiều hơn để có thể tiêu hóa hết, gây áp lực cho bộ phận này. Nếu bệnh nhân bị suy nhược, tụt đường huyết hay thèm ăn ngọt thì có thể bổ sung những loại thực phẩm tự nhiên, dễ hấp thu như trái cây có vị ngọt, mật ong hoặc thực phẩm chứa tinh bột như gạo, yến mạch, khoai mì. 7. Giảm gia vị trong món ăn Những gia vị như muối, ớt, đường… khiến cho món ăn thêm phần hấp dẫn nhưng lại là nguyên nhân gây ra kích ứng dạ dày và ức chế việc giải độc của gan. Bệnh nhân viêm gan B cần tránh xa những món quá mặn, cay nóng, quá chua hay có độ đường cao để giúp gan có nhiều thời gian nghỉ ngơi và mau chóng phục hồi. Một điều lưu ý nữa là người bệnh viêm gan B cần được ăn nhiều bữa trong ngày, chủ yếu vào buổi sáng và giảm dần về chiều tối. Thực phẩm chế biến cho người bệnh nên mềm, lỏng và dễ tiêu hóa. Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ chế độ ăn đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt nếu uống thêm thuốc khác cần hỏi ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc gây các biến chứng xấu. Viêm gan B có thể gặp ở cả hai thể cấp tính và mãn tính. Nếu người mắc viêm gan B cấp tính biết cách kếp hợp chế độ ăn uống lành mạnh và việc điều trị thích hợp sẽ ngăn chặn bệnh biến chuyển sang mãn tính. Thông thường, với người có sự chăm sóc tốt thì bệnh sẽ chỉ ở mức cấp tính và khỏi bệnh sau 6 tháng. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xây dựng được thực đơn ăn uống phù hợp và trả lời được câu hỏi: “Người bị viêm gan B nên ăn gì?” thân chào bạn
Tags:Dinh dưỡng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play