Câu hỏi:
Bác sỹ ơi cho em hỏi. Cả tuần qua em chỉ ăn rau muống không với cà trắng (quả nhỏ nhỏ) nữa thì có sao không ạ. Tại em rất thích ăn như vậy
Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi.
về vấn đề này.bạn có thể ăn.tuy nhiên ăn nhiều và liên tục hàng ngày 2 thứ trên sẽ không tốt bạn nhé.
Không phải ai cũng dùng được rau muống luộc Món rau muống luộc tuy rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng nó không đồng nghĩa với việc là tốt cho mọi người. Dưới đây là những nhóm người nên hạn chế dùng rau muống luộc (thậm chí là rau muống xào,…) Người bị gout, sỏi thận Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Người đang bị vết thương mềm Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. Người điều trị ngoại khoa nội khoa Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị. Người đau xương khớp Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức. Người suy nhược Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống. Những người đang uống thuốc Đông y Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này. Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu.
Lưu ý:
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.
Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc.
Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.
Dân gian thường nói: “Một quả cà bằng 3 thang thuốc”, có lẽ chỉ hợp với cà sống (chưa chín) vì trong cà sống có solanin độc. Quả cà chưa chín có nhiều solanin hơn quả chín. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ muối chua làm giảm độc tính.
Ngoài những đặc tính tốt.bạn nên xem xét.
chúc bạn khỏe.chào bạn.
Tags:Dinh dưỡngNội Khoa