Câu hỏi:
Bà ngoại em năm nay 65 tuổi, bà bị thiếu máu tim cục bộ thì nên bổ sung gì hả bác sĩ
Trả lời:
Chào em
Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn động mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng cho tim), làm cho lưu lượng máu giàu chất dinh dưỡng và oxy đến nuôi dưỡng cơ tim giảm dần gây ra các cơn đau thắt ngực. Thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ có thể gây tổn hại cơ tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim và có thể gây ra rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở người bệnh tim mạch.
Mặc dù hiện nay chưa có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh thiếu máu cơ tim, nhưng đã có rất nhiều phương pháp ra đời giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh, giúp họ kiểm soát tốt các triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Bằng việc áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp như duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với tuân thủ điều trị nội khoa cùng các sản phẩm hỗ trợ thảo dược, nhiều người bệnh thiếu máu cơ tim đã kiểm soát bệnh hiệu quả.
Vì vậy, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, em nên giúp bà ngoại hay đổi lối sống, duy trì chế độ lối sống lành mạnh để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể:
- Chế độ ăn ít chất béo, cholesterol
- Ăn nhạt
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào...)
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt…
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh các công việc đòi hỏi gắng sức nhiều
- Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.
Nếu có điều kiện, có thể cho bà ăn một số món ăn có tác dụng ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, bao gồm:
- Cháo sơn tra: Có thể sử dụng chữa thiếu máu cơ tim, kèm theo kém ăn, đầy bụng, đại tiện lỏng nhão, người uể oải. Dùng sơn tra 30 g khô hoặc 60 g tươi, gạo tẻ 60 g, đường kính 10 g; nấu cháo ăn.
- Cháo hà thủ ô: Chữa thiếu máu cơ tim, kèm theo những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, lòng bàn chân bàn tay và giữa ngực hâm hấp nóng, sốt nhẹ về chiều, đại tiện táo bón. Dùng hà thủ ô chế 30-60 g, gạo tẻ 60 g, hồng táo 3-5 trái, đường đỏ lượng thích hợp; nấu cháo ăn.
- Cháo củ kiệu: Củ kiệu 20 g, gừng tươi 9 g, củ riềng 15 g, gạo tẻ 60 g; sắc các vị thuốc lấy nước, sau cho gạo vào nấu thành cháo ăn.
Thân mến!
Tags:Dinh dưỡngNội Khoa