eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, để tăng sức đề kháng, bớt mỏi mệt ngoài uống nước cam tôi có thể ăn, uống loại trái cây gì nữa ạ? Chanh cũng được phải không ạ? Với lại tôi vị nổi mề đay thường xuyên nên phải uống thuốc hằng ngày, không uống là nó ngứa và nổi rất khó chịu. Có cách nào hay thuốc nào trị hết hẳn không ạ?
Trả lời:
Chào bạn Ngoài nước cam, chanh, một số thực phẩm cũng có thể giúp bạn tăng sức đề kháng của cơ thể . 1. Quả táo: Loại trái cây này giàu chất chống ôxy hóa và chất xơ, giúp dễ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh... Đặc biệt táo rất tốt cho người già và trẻ em. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn mỗi ngày 1-2 quả táo (400gr táo) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu (chất này gây xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây tăng huyết áp). Ngoài ra ăn táo còn làm tăng lượng vitamin C có tác dụng gia tăng sức bền thành mạch máu và sức đề kháng của cơ thể. 2. Quả lê: Quả lê chính là nguồn bổ sung tốt vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch. Quả lê có vị ngọt thanh mát, nhuận phế, tiêu đờm và bổ huyết. Do đó, chúng có tác dụng trị đau rát cổ họng. Khi thấy họng cổ họng có sự bất ổn bạn nên uống nước ép quả lê. Vỏ quả lê cũng giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa nên bạn có thể ăn quả lê cả vỏ. 3. Quýt : Quýt có hàm lượng vitmin C cao vì vậy là loại quả cần thiết giúp bạn tăng đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trong quả quýt trong quả quýt còn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khác cần thiết như lipit, đạm, đường, các chất hữu cơ,…rất tốt cho cơ thể. Lưu ý không ăn quýt khi đói bụng. 4. Bưởi : Giống như quýt, bưởi là loại quả trong danh sách các loại quả có hàm lượng vitamin C cao nên bưởi rất cần thiết trong việc tăng đề kháng và bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ. Ngoài ra, bưởi còn là nguồn bổ sung dồi dào chất chống ôxy hóa lycopene và pectin (có công dụng giảm cholesterol trong máu). 5. Quả cam, chanh: Cam, chanh đều có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn. Vitamin C trong cam chanh không chỉ hỗ trợ các tế bào chống khuẩn mà còn tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm chứng dị ứng. 6. Quả Kiwi: Chứa hàm lượng vitamin C nhiều hơn cả cam, quýt. Loại quả này đã được chứng minh có công dụng củng cố hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh hô hấp, kiểm soát huyết áp… 7. Quả óc chó: Quả óc chó là thực phẩm bổ não tuyệt vời nhất, vừa là món ăn bổ thận cố tinh, nhuận phổi, chống hen suyễn. Ngoài ra, quả óc chó có thể trị các bệnh thông khi thời tiết giao mùa như thận hư, đi tiểu nhiều lần, ho…Người già thường xuyên ăn quả óc chó có thể giúp đầu óc minh mẫn, sáng mắt. 8. Quả chuối: Chuối vị ngọt, tính mát, không độc, có khả năng dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch; có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, vàng da, sưng tấy…Vì vậy, chuối là loại thực phẩm nên ăn ở bất kì thời điểm nào trong năm, nhất là trong những thời điểm giao mùa. 9. Mật ong là một loại “thần dược” chữa bệnh cho cơ thể. Mật ong có tác dụng chữa bệnh cảm cúm hiệu quả. Bạn có thể hòa 2 thìa cà phê mật ong vào 1 ly nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Liên quan đến câu hỏi thứ hai của bạn về nổi mề đay và mẩn ngứa mãn tính: Bệnh mề đay thường là một căn bệnh không mấy lo lắng chỉ phát bệnh trong môt thời gian không quá dài. Nhưng cần có các biện pháp điều trị sớm để có thể điều trị bệnh một cách triệt để tránh bệnh ảnh hưởng tới cơ thể, gây khó chịu bởi cơn ngứa khó chịu. Chẩn đoán bệnh rất quan trọng để xác định nguyên nhân nổi mề đay mãn tính: Bạn nên đến khám tại các phòng khám da liễu, ở đó các bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil. – Từ chẩn đoán nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị tích cực: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin cho tới khi bệnh tự khỏi. Chúc bạn khỏe mạnh
Tags:Dinh dưỡngNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play