eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ, em đang có cháu 1 tháng tuổi, cho bé bú đều và thỉnh thoảng em có sử dụng máy hút sữa. 4 ngày gần đây ngực em có hiện tượng căng tức, có nổi cục nhỏ và rất đau nhức. Xin hỏi có phải em bị tắc tia sữa không hay có bệnh lý gì khác? và phải xử lý thế nào ạ? em cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn Những dấu hiệu mà bạn mô tả là dấu hiệu của tắc tia sữa do những nguyên nhân như em bé bú không hết sữa hoặc bạn gặp phải vấn đề về vệ sinh làm sạch đầu vú. Cặn sữa còn ở đầu vú là nguyên nhân chủ yếu gây tắc tia sữa. Nếu bạn mới bị tắc tia sữa, chưa bị viêm ( sốt nóng, sốt lạnh kèm theo hiện tượng nổi cục, nổi hòn ở bên vú bị tắc ) thì bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách: - Chườm nước ấm và sau đó massage ngực. Lưu ý là không chườm bằng nước nóng vì nước nóng có thể gây bỏng da ngực, kích ứng sữa tiết ra quá mức mà không thoát ra được sẽ làm rối loạn sự tiết sữa. Ngoài ra có thể gây đau làm giảm sữa do mẹ bị ức chế thần kinh - Dùng máy vắt sữa hút khoảng 5 phút cho bớt tức rồi dùng khăn sữa mềm, ẩm lau sạch đầu vú để lau cặn sữa bám ở đầu vú ( hạt sữa nhỏ bám chặt vào các tia sữa ở đầu vú ). Sau đó dùng tăm tre đã khử trùng bằng cồn khều nhẹ lấy hết cặn sữa ra. Không dùng kim và không cố cậy nếu cặn sữa bám chặt. Nếu cặn sữa chưa bong ra thì tiếp tục lau ẩm bằng khăn sữa mềm rồi làm lại như trên. - Cho em bé bú càng nhiều càng tốt, cho đến khi hết dấu hiệu tắc tia sữa sữa ( hết các cục, hòn, bớt đau ). Khi em bé bú thì lưỡi em bé luôn làm sạch đầu ti nên các cặn sữa bít tia sữa sẽ được làm sạch. Vì thế nếu cho bé bú mà bị tắc sữa thì sẽ nhanh khỏi. - Tiếp tục dùng máy vắt sữa trong 20 phút, vừa vắt vừa massage ngực, vuốt từ chân ngực lên đến phễu, dùng 2 tay chặn-ép đuôi ngực để tia sữa nhiều hơn, giọt sữa lăn ra to hơn hoặc chảy ra nhanh hơn...Nếu thấy sữa chảy ra quá chậm hoặc không chảy ra thì ngừng hút, tiếp tục chườm ấm, massage ngực, lấy cặn sữa và tiếp tục hút bằng máy cho tới khi hai vú mềm hoàn toàn, không còn cục, hòn nữa là hiện tượng tắc tia sữa đã được khắc phục hoàn toàn. Để ngăn ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa, bạn cần lưu ý: - Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú, lau sạch cặn sữa bám ở đầu vú. - Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. - Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa. Chúc bạn chóng bình phục
Tags:Dinh dưỡngNội KhoaSản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play