eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Bác sỹ ơi vợ em kiểm tra thai nghén tuần 28 và cho là đường huyết cao sau đó 1 ngày đi text lại máu kết quả lúc chưa uống đường là 5,2 sau uống đường 2 tiếng kiểm tra lại kết quả cho 9,8 làn 2 sau 1 tiếng tiếp theo là 6.7 vậy xin hỏi bác sỹ là vợ em có phải bị tiểu đường trong thời gian mang thai hay không Tác hại của việc này và cách phòng tránh cũng như sử dụng thực phẩm để làm giản lượng đường
Trả lời:
Chào bạn ! Xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau :Nghiệm pháp mà vợ bạn thực hiện là nghiệm pháp dung nạp glucose, không rõ là kết quả bạn ghi có chính xác hay không, tại vì thường sẽ lấy 3 kết quả đường huyết, lúc đói, sau 1 giờ, và sau 2 giờ uống glucose,nếu tương ứng với kết quả như trên thì là kết quả bình thường, tuy nhiên nếu sau 2 giờ sau uống glucse mà đường huyết ở mức 9.8 mmol/dl là bất thường, ( bình thường sau 2 giời uống glucsoe đường huyết <8.5 mmol/dl). Việc tăng đường huyết trong thai kỳ rất nguy hiểm,tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh, hội chứng chuyển hóa. Đối với thai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non; khi đẻ ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu, vàng da; khi lớn lên trẻ có thể bị béo phì, đái tháo đường type 2 hoặc hội chứng chuyển hóa. Để hạn chế tình trạng này trước tiên bạn nên thay đổi lại chế độ ăn cho vợ bạn, chế độ ăn ít chất bột đường, giảm khẩu phần cơm, bún, hay bánh mì, thêm vào nhiều rau, làm giảm hấp thu đường, tránh các loại thức ăn có độ ngọt cao như nước ngọt có gas, bánh ngọt các loại, các loại trái cây có hàm lượng đường cao như sầu riêng...Đồng thời tái khám và theo dõi thai kỳ thường xuyên, có thể phải điều trị insulin nếu đường huyết kiểm soát không tốt. Thân !
Tags:Dinh dưỡngNội KhoaSản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play