Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Khi mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung những chất gì? Lịch trình khám thai như thế nào là hợp lí nhất ạ?
Trả lời:
Chào bạn!
Quản lý thai nghén là nắm được tất cả các phụ nữ có thai trong địa phương do người cán bộ y tế quản lý, ghi vào sổ, lập phiếu theo dõi để tiến hành khám thai định kỳ cho từng người nhằm đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và con.
Ở nước ta hiện nay Bộ y tế quy định trong một cuộc thai nghén bình thường tối thiếu phải khám cho bà mẹ 3 lần.
– Lần khám thứ nhất: khi có thai trong ba tháng đầu nhằm mục đích :
+ Xác định đúng có thai
+ Nếu có thai tiến hành đăng ký thai nghén (nếu thai ngoài ý muốn kế hoạch thì có thể vận động hút thai)
+ Phát hiện các bệnh lý của người mẹ
– Lần khám thứ 2: vào 3 tháng giữa nhằm mục đích:
+ Xem thai có phát triển bình thường không
+ Cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén
+ Tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất
– Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối nhằm mục đích:
+ Xem thai có thuận không, phát triển có bình thường không
+ Bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không
+ Tiêm mũi uốn ván thứ hai (nhắc lại)
+ Dự kiến ngày sinh và quyết định để người mẹ đẻ tại tuyến cơ sở hay chuyển tuyến
Ngoài ba lần khám theo quy định kể trên cần dặn bà mẹ phải đi khám thêm bất kỳ lúc nào nếu có triệu trứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt…
Trong ba tháng đầu bạn nên đỏ sung thêm:
Axit folic: Axit folic giúp phòng chống dị tật thai nhi cần được bổ sung sớm trước khi mang thai. Nếu mẹ bầu nào chưa kịp uống từ lúc trước mang bầu 3 – 6 tháng thì ngay khi phát hiệu có bầu hãy nhanh chóng bổ sung axit folic. Axit folic có trong nhiều loại thực phẩm như các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt, các thực phẩm từ sữa, thịt gia cầm, chuối, dưa hấu, hải sản,… Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng, lượng axit folic có trong thực phẩm sẽ bị hao hụt đi. Vì vậy, để đảm bảo lượng axit folic cần thiết cho cơ thể, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm khoảng 400mg axit folic theo đường uống. Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể sẽ khuyên dùng axit folic với hàm lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé.
Cách bổ sung đúng dưỡng chất cần thiết cho 3 tháng đầu thai kỳ
Sắt, acid folic… là những dưỡng chất cần thiết cho 3 tháng đầu thai kỳ.
Sắt: Trước khi mang thai, cơ thể phụ nữ cần 15 milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (30mg/ngày). Nhiều bác sĩ cho rằng chứng thiếu máu là nguyên nhân gây ra sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Cũng giống như axit folic, sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, các loại rau lá xanh, bánh mỳ, khoai tây, nho khô, đậu… Tuy nhiên, lượng sắt bổ sung theo đường ăn uống là không đủ, vì thế, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung sắt thêm qua đường uống. Uống sắt có thể gây ra chứng táo bón, vì vậy, các mẹ bầu nên bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn mỗi khi uống sắt. Các loại rau củ tăng cường chất xơ tốt gồm dưa chuột, cà chua, củ cải, hành tây,…
Canxi: Việc bổ sung canxi cho mẹ bầu ngay từ những tháng đầu của thai kỳ là cần thiết. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho mẹ, giúp mẹ có thể bảo vệ tốt hơn cho thai nhi, bên cạnh đó, phần lớn canxi được bổ sung vào cơ thể mẹ được hòa tan vào máu, thông qua nhai thai, cùng với photpho có nhiệm vụ quan trọng cấu thành nên bộ xương cho trẻ. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn… Các mẹ bầu có thể bổ sung canxi tự nhiên nhờ khẩu phần ăn hàng ngày như ăn các loại động vật có vỏ cứng như cua đồng, tôm, sữa bò, dê… Ngoài ra, để đảm bảo đủ lượng caxi cần thiết, các mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi theo đường uống. Tuy nhiên, khi bổ sung canxi cho bà bầu cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với thai nhi, việc thừa canxi sẽ khiến bánh nhau bị vôi hóa, giảm sự trao đổi dinh dưỡng giữa mẹ và bé, khi ra đời thóp sẽ bị kín quá sớm, biến dạng xương hàm…
Omega-3: Omega-3 gồm có 3 loại là axit eicosapentaenoic (EPA), docosahexaenoic acid (DHA) và acid alpha linolenic (ALA), trong đó DHA đặc biệt cần thiết trong quá trình mang thai. DHA giúp hỗ trợ phát triển trí não của trẻ cũng như giúp bà mẹ mang thai giảm được chứng trầm cảm sau khi sinh. Ngoài ra, DHA còn giúp làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh nhờ chức năng miễn dịch của DHA. Omega-3 có nhiều trong các loại hạt; đậu nành, đậu phụ; cá nước lạnh (cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi). Tuy nhiên, nhiều loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây nguy hiểm cho thai phụ. Vì vậy, khi mua cần lựa chọn các sản phẩm đã được nhà sản xuất làm giảm lượng thủy ngân xuống mức cho phép.
Thân!
Tags:Dinh dưỡngNội KhoaNgoại KhoaSản Phụ Khoa