eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, em muốn tìm hiểu thêm về bệnh Viêm Mũi Dị Ứng ah. Bạn e năm nay 38 t, mũi anh ấy rất nhạy cảm khi tiếp xúc với mùi hương hoá chất, bui, hoăc có thể đột ngột bị hƠi gió máy lanh hay máy quạt phà thang vô mặt sẽ gây ra những khó chịu và triệu chứng là sẽ bị ắt xì rất nhiều, và chảy mũi nươc có khi cả ngày như vậy, gần đây anh ay có đi khám o bệnh viện va bác si chẩn đóán la benh viêm mũi dị ứng, và bệnh này trên tgioi vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa. Và bác sĩ có kê toa thuốc như hinh e đã gửi. Vậy, e có thắc mắc thât sự bệnh này ko thể chữa dứt ? Và có thể làm j để giảm những triệu chứng như v, bệnh này chúng ta sẽ cần những phương pháp hay chế độ sinh hoat như thế nào là tốt nhất cho ngươfi mắc fải a? Mong bác sĩ cho e lời khuyên va thông tin them ạ. E cam on !
Trả lời:
Chào bạn! Bệnh viêm mũi dị ứng được coi là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp. Các biểu hiện thường thấy như nghẹt mũi, chảy nước mũi, có cảm giác như bị “cảm”, rối loạn giấc ngủ. Khi bệnh trở thành mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, vì vậy cần có những kiến thức cơ bản để phòng và điều trị bệnh kịp thời. Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Điều trị viêm mũi dị ứng Mục tiêu của việc điều trị đó chính là giảm triệu chứng và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Dưới đây là 3 phương thức căn bản để điều trị chứng bệnh này: 1. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích Xét về mặt khoa học thì việc điều trị giúp tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống. Bạn có thể thực hiện một số cách sau: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà Hạn chế chơi thú bông nếu trẻ bị dị ứng Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác. Nếu bị dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế. 2. Sử dụng thuốc điều trị Phần lớn các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng điều trị bằng thuốc. Sử dụng thuốc chống nghẹt mũi có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp. Người bệnh nên chú ý không nên sử dụng các thuốc nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày vì việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị. 3.Miễn dịch liệu pháp Sau khi biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào người bệnh sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần và làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Nhưng thời gian điều trị khá dài từ 4 – 5 năm mới đạt hiệu quả mong muốn và triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng. Thân chào bạn!
Tags:Dị Ứng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play