eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Cho em hỏi là dạo này em hay bị mẩn ngứa về tối nhất là lưng và đùi nốt nổi lên như muỗi đốt và vùng xung quanh mẩn đỏ lên là bị sao ạ
Trả lời:
Chào em! Theo những gì bạn mô tả có thể nghỉ đến bạn bị dị ứng với những tác nhân từ bên ngoài như thực phẩm, mĩ phẩm, chất hóa học hoặc những bệnh lý như bị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, ghẻ, nấm,… Tuy nhiên, muốn xác định được bệnh chính xác hơn cần dựa vào những biểu hiện của bệnh như khi bị lên cơn ngứa có kèm nổi mụn, da có bị nổi sẩn, chảy máu hay không hoặc quan sát những người xung quanh có ai bị lây bện của mình hay không. Vì câu hỏi của bạn chưa nêu cụ thể tình trạng cũng như dấu hiệu bệnh ngứa nên bác sĩ khó có thể đưa ra được đó là bệnh gì. Tuy vây, dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo và có phương hướng xác định và điều trị hiệu quả. 1. Bị nổi mẩn ngứa vì mĩ phẩm: nếu có thói quen bôi mĩ phẩm vào buổi tối chị nên xem lại loại mĩ phẩm đang sử dụng. Thử ngưng dùng sản phẩm trong vài ngày xem bệnh có thuyên giảm không. 2. Bị nổi mẩn ngứa về đêm do giướng chiếu, chăn mền chưa được vệ sinh: chỗ ngủ hằng đêm của chúng ta chứa vô số loại vi khuẩn khác nhau và bất cứ ai cũng có thể bị gây dị ứng nếu những vật dụng thân thuộc này không được giặt sạch thường xuyên. 3. Ghẻ có thể là thủ phạm gây ngứa hằng đêm: Thời hiện đại bệnh này cũng ít gặp hơn nhưng nếu môi trường sống quá ẩm thấp, kém vệ sinh thì những kí sinh trùng gây bệnh ghẻ rất dễ phát triển và gây hại. Nếu bị bệnh này bạn có thể dễ dàng nhận diện đó là những nốt mụn nước mọc rải rác ở những vùng như kẽ ngón tay, chân, ở da bụng, quanh rốn, hay lác đác mọc ở cổ tay, chân,… Những mụn này rất ngứa, khi mới mọc cần phát hiện và chữa kịp thời nếu không sẽ nhanh chóng lan rộng và đặc biệt là chúng có khả năng lây lan ra cộng đồng. 4. Bị nổi mẩn ngứa do nhiễm nấm: vùng da hay bị nấm nhất đó là ở chân nhưng những chỗ khác vẫn có nguy cơ nhiễm cao. Để chữa bệnh nấm khỏi tận gốc thì ngoài việc bôi thuốc còn phải chú ý vệ sinh thân thể, chỗ ở thật tốt. Biểu hiện của bệnh nấm thường là ngứa ngáy, sần sùi, da bong tróc, vi khuẩn nấm rất dễ lây lan nên cần chú ý điều trị sớm cũng như có biện pháp phòng ngừa cho người khác. 5. Bệnh mề đay mẩn ngứa: triệu chứng bệnh mề đay có đặc điểm là hay xuất hiện vào chiều tối nhưng có thể xuất hiện vào bất kì thời điểm nào trong ngày. Dấu hiệu nhận biết đó là trên da có thể xuất hiện những vết nổi nhiều hình dạng màu trắng hay hồng hoặc có khi bị nổi mụn theo mảng, rất ngứa. Vết sẩn này có thể xuất hiện đồng thời với các nốt mẩn nhỏ. Càng gãi càng nổi nhiều hơn. 6. Bị mẩn ngứa cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác liên quan đến gan, thận, hệ tiêu hóa,…. Như khi gan yếu, chức năng suy giảm, chất độc trong cơ thể không được đào thải cũng có thể gây ngứa. Hoặc bệnh nhân có bệnh tiểu đường cũng thường xuyên bị những cơn ngứa làm phiền. Với những gợi ý trên mong bạn có thể sớm phát hiện được nguyên nhân gây ra hiện tượng thường xuyên nổi mẩn ngứa vào buổi tối. Tốt hơn cả bạn nên đến phòng khám da liễu hay đi khám tổng quát để biết rõ yếu tố gây hại cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Trước mắt để giảm triệu chứng bạn có thể uống 1 đợt kháng histamin (Cetirizin 10mg uống 1 viên, 2 lần/ngày) liên tục 5 ngày, không đỡ phải đi Bác sĩ da liễu khám điều trị. Chúc bạn chóng bình phục
Tags:Dị Ứng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play