eDoctor
Câu hỏi:
lấy nhân mụn ẩn tại nhà nên chuẩn bị những dùng cụ gì ạ? và cách lấy ra không bị rổ và sẹo ạ
Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau: Giai đoạn 1: Xác định nơi mụn ẩn có thể nặn được không Mụn ẩn có dấu hiệu muốn trồi nhân ra ngoài, có nhân mụn cứng. Và khi được điều trị cẩn thận, chúng có thể loại bỏ một cách an toàn mà không làm lây nhiễm hoặc sẹo. Không được nặn mụn mới vì chúng chỉ xuất hiện trong một hoặc hai ngày qua nên chưa sẵn sàng trồi nhân mụn lên. Hãy đợi chúng cho đến khi lên cồi nhé. Đối với mụn to, đỏ hoặc viêm, tuyệt đối không nên nặn chúng vì điều này có thể làm trầm trọng nốt mụn của bạn.và chắc chắn sẽ dẫn đến sẹo, thâm. Chỉ khi xuất hiện mủ trắng mới có thể nặn nhé. Giai đoạn 2: Chuẩn bị nặn mụn Rửa tay sạch sẽ: Điều này sẽ ngăn vi khuẩn lây lang sang vùng da mặt lân cận. Các bạn rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn với nước ấm. Đối với những bạn để móng tay, tốt nhất hãy cắt chúng đi và lấy bàn chải chà sạch lớp bụi bẩn nằm sâu trong lớp móng để làm giảm khả năng kích thích và nhiễm trùng khi móng tay của chúng ta vô tình chạm vào những nốt mụn. Bao tay lại: đeo găng tay dùng một lần trước khi các bạn sẵn sàng nặn mụn. Việc đeo gặng tay sẽ đặt một rào cản giữa bất kỳ vi khuẩn còn lại trên ngón tay, trong móng tay của các bạn với làn da của mình. Bên cạnh đó, chúng sẽ ngăn chặn các cạnh sắc nhọn của móng tay khỏi ảnh hưởng đến mụn. Nếu như bạn không có thời gian đi mua thì có thể lấy khăn giấy sạch quấn 2 đầu ngón trỏ. Làm sạch da xung quanh vết mụn: Nhỏ nước tẩy trang hoặc cồn Isopropyl lên bông gòn rồi thoa đều vùng da quanh mụn và rửa lại với nước ấm. Nhẹ nhàng lau sạch chúng, không được cọ xát quá mạnh để tránh kích ứng thêm. Có như thế mới giảm đi tình trạng bị nhiễm khuẩn và giúp mụn nhanh lành hơn. Giai đoạn 3: Nặn mụn Cách 1: Bằng cây nặn mụn – Khử trùng cây nặn mụn: Dùng bật lửa hoặc quẹt diêm hơ nóng từng đoạn của cây nặn mụn vài giây. Sau đó, các bạn ngâm cây nặn mụn vào trong cốc cồn hoặc hydrogen peroxide để làm nguội nó ít nhất 1 phút. Vậy là chúng ta đã tiêu diệt sạch vi khuẩn 100% rồi nhé! Các bạn giữ cây nặn mụn song song với khuôn mặt ( không hướng đầu dọc xuống nha ), để kim chạm nhẹ phần đầu mủ trắng của mụn rồi đâm xuyên theo đúng chiều dài của đầu mụn trắng. Tiếp đến, các bạn lấy 2 ngón trỏ nhẹ nhàng bóp xung quanh để đẩy mủ ra. Rồi dùng khăn giấy lau nhẹ phần mủ đó. Cách 2: Bằng khăn vải ấm Nhúng miếng vải vào trong nước ấm rồi vắt chúng thật khô. Sau đó, các bạn chườm khăn ấm lên nốt mụn vài phút và chờ vải nguội bớt để giúp chúng tích tụ dịch bên trong và sẵn sàng để nặn. Các bạn di chuyển nhẹ nhàng ngón tay trỏ và trượt miếng vải ấm lên đầu mụn để phần đầu mụn mềm ra, cứ lặp đi lặp lại cho đến khi mủ tự động bật ra rồi chúng ta lau sạch phần mủ đó mà không gây tổn thương cho vùng da xung quanh. Lưu Ý: Dừng Lại Khi Thấy Máu Hoặc Dịch Trong Suốt Tiết Ra Bất Kể Các Bạn Có Nặn Hết Mủ Hay Không. Nhưng Tuyệt Đối Không Nên Nặn Tiếp Vì Sẽ Tạo Áp Lực Lên Vùng Da Sưng Và Gây Sẹo. Giai đoạn 4: Chăm sóc vùng da mới nặn mụn ẩn Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, sát khuẩn như Cetapil, Cerave hoặc bằng nước muối sinh lý ( không ra ngoài nắng ). Nhỏ 5-10 giọt toner hoa cúc cùng với 500ml nước lạnh cho vào chậu nhỏ rồi rửa mặt trong vòng 30 giây. Lau khô mặt bằng khăn sạch hoặc khăn giấy. Trong đêm đầu tiên, các bạn thoa thuốc betadine lên vùng da mới nặn mụn, giúp kháng khuẩn, bảo vệ da tốt hơn. Sang đêm thứ hai, sau bước toner các bạn chỉ cần dùng tinh dầu tràm trà chấm trên những vết thương để cung cấp độ ẩm, sát khuẩn, giúp vết thâm mờ nhanh hơn. Các bạn nhớ không được sử dụng bất kì mỹ phẩm nào hết trong 5-10 ngày để da mụn hoàn toàn lành lặn nhé! Sau khi vùng da khỏe hơn, chỉ còn lại vết thâm do mụn thì các bạn sử dụng các bước skincare bình thường, dùng dưỡng nhẹ hoặc serum có chứa vitamin B để đẩy nhanh tốc độ lành da. Không thoa vitamin E hoặc nghệ lên vùng da mới nặn mụn ẩn vì làm như vậy sẽ khiến tình trạng da trở nên tồi tệ, rát da, bí da, khó có thể lành. Đối với những bạn buổi sáng muốn che vết thâm do mụn gây ra bằng kem che khuyết điểm, bạn nên sử dụng kem chống nắng làm lớp Chúc bạn nhiều sức khoẻ - Thân chào bạn
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play