eDoctor
Câu hỏi:
Cho e hỏi là bệnh mề đay với chàm có khác nhau không ạ, làm sao phân biệt được ạ, những bệnh này thì có trị dứt điểm lun không ạ và có cần kiêng cữ gì không ạ, e cảm ơn
Trả lời:
Chào em Mề đay và chàm là hai bênh khác nhau nhưng nó cũng có những điểm giống nhau liên quan đến yếu tố di ứng có tính chất gia đình Mề đay là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. các nổi sẩn đỏ với các hình dáng và kích thước khác nhau và ngứa. là một dạng dị ứng với những yếu tố kích thích từ các bên ngoài hoặc bên trong mà cơ thể không chịu được. Đại đa số các trường hợp mề đay có liên quan đến di truyền. Có 2 loại mề đay phổ biến đó là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau 1 vài giờ hoặc vài ngày, mề đay cấp tính hay gặp ở người trẻ mà nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn hoặc thuốc. Hiện tượng mề đay mãn tính thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát, rất khó tìm ra nguyên nhân. Người bị mề đay cấp tính nên ăn nhẹ, giảm muối trong khẩu phần ăn, trường hợp nặng có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn). Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng, và nên sử dụng theo chỉ định của bác sỹ. Chàm là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng di ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh., với biểu hiện tổn thương trên da là những mảng hồng ban, mụn nước thành đám, tái đi tái lại nhiều lần và rất ngứa. Bệnh tiến triển qua các giai đọan: Hồng ban, mụn nước, chảy nước, đóng vảy tiết, bong vảy và Lichen hóa. Bệnh chàm phát sinh do hai yếu tố : cơ địa và dị ứng nguyên. Chàm cơ đia có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình bệnh nhân có thể có người bị chàm, hen suyển. Chàm di ưng do Các thuốc hay gây phản ứng : lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin. - Hóa chất gây bệnh do nghề nghiệp : xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, - sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu, acit, kiềm,... - Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng : vi khuẩn, nấm, siêu vi. - Yếu tố vật lý : ánh sáng, độ ẩm, sự cọ sát, gãi và các tổn thương khác. - Quần áo, đồ dùng, giày dép cao su, nylon, khăn len, bút máy, phấn sáp, kem bôi mặt, thuốc nhuộm tóc. - Một số cây : sơn, cúc tần, rau đay, tía tô dại, cỏ hoang. - Thức ăn : đặc biệt là các loài tôm, cua, nhộng Để khắc phuc Tích cực tìm phản ứng nguyên để tránh. - Kết hợp dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da.theo chỉ đinh của bác sỹ - Chú ý chế độ ăn : Ăn thức ăn lỏng nhẹ, kiêng muối trong đợt cấp, tránh dùng rượu chè, cà phê, thuốc lá, tôm cua, đồ hộp, thức ăn sống. Thân mến chào em
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play