eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, cháu năm nay 20t, khoảng 4 năm trở lại đây cháu bắt đầu bị rụng tóc. Bác sĩ cho cháu hỏi, làm thế nào để tóc cháu hết rụng ạ?
Trả lời:
Chào bạn, Để điều trị tình trạng rụng tóc cần chú ý: *Chế độ ăn uống đủ chất: Chất đạm, chất khoáng và vitamin: Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến mái tóc rất rõ rệt. Vitamin H (hay còn gọi là biotin H, vitamin B8), chấtđạm, vitamin nhóm B và các chất khoáng có khả năng kích thích sự phát triển của tóc. - Một nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở phụ nữ là thiếu các chất khoáng do chế độ ăn kiêng “sợ béo”. Thường gặp nhất là phụ nữ thiếu chất sắt do kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài, người ăn ít thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt lợn lạc), ăn ít rau xanh, tươi. - Có thể bổ sung bằng uống viên sắt như viên fumafer B9 corbière. - Thiếu chất kẽm làm tóc kém phát triển, tóc trở nên mảnh, nhỏ, có màu vàng ố, không óng ả, tóc hay bị rụng. Kẽm có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, chống một số chất độc, kim loại nặng, cho ta một mái tóc khỏe mạnh và sạch sẽ. Kẽm có nhiều trong gan, sò, thịt đỏ, cá, óc, trứng. - Có rất nhiều vitamin làm bền vững tóc: Vitamin A thường xuyên cần cho quá trình sừng hóa lớp thượng bì, hình thành chất kêratin. Thiếu vitamin B2 không những làm mất màu tóc, tóc bị duỗi thẳng mà còn gây hói. Trong cơ thể, vitamin B6 tham gia quá trình trao đổi chất làm cơ năng của tế bào biểu bì khỏe hơn, có thể khống chế chốc đầu vì da đầu nhiều dầu. Thiếu vitamin C, các miệng nang lông nở rộng ra và bì sừng hóa nặng làm các tóc không thể mọc lên được. Vitamin D2, D3 thúc đẩy sự sinh trưởng tóc thông qua tác dụng đến chuyển hóa canxi, phốt pho,hệ thống thần kinh thực vật, các tuyến nội tiết. Để tạo thêm sinh lực cho tóc, có thể dùng vitamin B5, vitamin H, các acid amin có lưu huỳnh như mêthionin, có tác dụng tham gia vào quá trình tạo kêratin. - Tránh tình trạng quá căng thẳng, stress mạnh. Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân chính dẫn đến dụng tóc ở phụ nữ là do stress trong công việc hằng ngày ngày càng tăng. Thường gặp ở phụ nữ khi có thai, sau khi sinh nở, sau phẫu thuật, ăn kiêng không hợp lý, quá mệt mỏi, bận rộn... Hậu quả của stress không chỉ thể hiện ở hiện tượng rụng tóc mà còn làm xấu làn da, da hay bị sần, có đốm và mẩn ngứa. - Điều chỉnh các nội tiết tố: Đối với phụ nữ, tình trạng rụng tóc từng mảng thường liên quan đến sự tăng hoặc giảm nội tiết tố nam trong máu. Do ảnh hưởng của nội tiết tố mà chu kỳ phát triển của tóc bị giảm sút, chân tóc bị teo lại, không nâng nổi sợi tóc bình thường, làm rụng tóc. Sau đó, các sợi tóc mảnhhơn tiếp tục mọc lên ngày càng nhiều, những sợi tóc khỏe, cứng ngày càng giảm. Y học gọi là chứng rụng tóc do nam tính hóa mà về lâu dài sẽ gây hiện tượng thưa tóc. Trường hợp này cần được chữa tại các chuyên khoa da liễu, nội tiết. - Dùng thuốc chống rụng tóc: Thuốc chống rụng tóc bổ sung các hoạt chất cần cho sự phát triển tóc ngay ở phần nuôi dưỡng da nằm dưới chân tóc. Phần lớn các thuốc chứa vitamin, chất khoáng và acid amin có hiệu quả cho các trường hợp chỉ bị rụng tóc nhẹ. Các biện pháp khác: Một biện pháp cho kết quả rất khả quan là cấy tóc nhưng cũng mất khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Tóc vốn mọc ra từ các nang tóc và tế bào nang được hình thành từ tế bào gốc nằm ngay bên cạnh nang. Một số nghiên cứu gần đây đã cho rằng có thể dùng loại tế bào gốc này để trị chứng rụng tóc, bệnh hói đầu và hơn nữa, có thể là một nguồn phát triển các tế bào gốc - những tế bào ban đầu của sự sống, có khả năng phát triển thành bất kỳ loại mô nào trong cơ thể.
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play