eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,khi bi te nga xung bam.hoac vet thuong ho.ong ba xua nay thuong xuc dau nuoc xanh.hoac dau nong.nhung co luc e doc tren bao la khong tot.vay bac si noi cho e ro hon duoc khong ah.minh xu li nhu the nao la tot.
Trả lời:
Chào bạn. Sưng bầm là cách gọi dân gian để chỉ những chấn thương phần mềm tương đối nhẹ, không gây tổn thương da nhiều; gân, cơ, xương cũng chưa bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên vẫn có hiện tượng tổn thương phần mềm, mao mạch, gây viêm, sưng, đau, chảy máu trong mô mềm, gây ra tình trạng bầm tím. Ngay khi bị va đập vào bất cứ phần nào trên cơ thể, hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đang đau nhức từ 5 - 10 phút. Nên chườm nhiều lần, giữa những lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ. Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương. Chườm đá giúp các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và làm bớt sưng. Việc chườm đá có thể áp dụng với những chấn thương khác như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.Lưu ý là không chườm đá trực tiếp lên da mà hãy quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc cũng có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh và sau đó đặt lên chỗ đau. Nếu sau 48 giờ chỗ bầm vẫn còn đau thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng. Dân gian thường xoa dầu nóng khi bị sưng bầm nhưng thực tế, việc xoa bóp với dầu nóng càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Cần tránh bóp nắn, xoa dầu . Thân.
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play