eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sỹ, tôi năm nay 37 tuổi ( nam ). Hiện tại tôi đang bị da mặt hai bên gò má, dưới cằm, sống mũi bị sần da như gàu tóc có vài chổ nổi mẫn đỏ, tiếp xúc với nước hơi rát. Tôi ko ra nắng chỉ ở trong nhà và không xài bất kỳ loại mỹ phẩm nào dành cho da mặt hết. Mong bác sỹ chỉ giúp tôi bị bệnh gì và điều trị như thế nào.
Trả lời:
Chào bạn! Nổi mẩn đỏ gây ngứa là tình trạng rất phổ biến trong đời sống hiện nay, nó mang tới trên da những vết vết mẩn màu đỏ hoặc những đám sần nề, gồ cao hơn mặt da, có thể xuất hiện từng vùng hoặc lan sang khắp cơ thể. Hiện tượng này sẽ càng trở nên trầm trọng, những đám nồi mẩn đỏ sẽ càng rõ và ngứa hơn nếu người bệnh gái ngứa. Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa Những vết mẩn đỏ xuất hiện trên da đôi khi chỉ là những triệu chứng cấp tính vô hại sẽ biến mất những cũng có thể là báo hiệu của những bệnh có thể xảy tới với cơ thể: Các bệnh ngoài da Viêm da dị ứng: có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi có tiếp xúc với bất kỳ dị nguyên nào, các dị nguyên như: bụi, hơi, khói, quần áo, đồ dùng cá nhân (dây lưng, giầy, dép, nước hoa, phấn,…). Mề đay: là bệnh dị ứng da do tiếp xúc với thời tiết (nóng, lạnh), thực phẩm (tôm, cua, nhộng tằm,…) trên cơ địa dị ứng. Mề đay có thể cấp tính hoặc mạn tính, với biểu hiện điển hình là ngứa nhiều, các sẩn to nhỏ khác nhau, có thể kết thành mảng. Nấm da: cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập cũng là điều kiện lý tưởng khiến cho da bạn nổi mẩn đỏ. Đây có thể là nguyên nhân đứa đến các căn bệnh nấm da, ghẻ lở,… Các bệnh nội tạng trong cơ thể Bệnh thận: Trong các bệnh nội thương, suy thận là bệnh hay gây nổi mẩn đỏ và ngứa nhất, tình trạng bệnh sẽ càng nặng thêm khi hè tới. Bệnh gan: đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị mẩn đỏ gây ngứa, chức năng gan suy giảm khiến gan bị tích tụ độc tố, gây nóng trong dẫn đến biểu hiện thành bệnh. Bệnh cường tuyến giáp trạng: 5% những người bị bệnh cường tuyến giáp trạng gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Những bệnh lý khác như tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, thiếu máu do thiếu chất sắt… cũng có thể làm nổi mẩn đỏ gây ngứa. Để điều trị mẩn đỏ gây ngứa hiệu quả cách tốt nhất người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ những ảnh hưởng của nó. Nếu tình trạng bệnh thường xuyên xuất hiện thì cần tới các cơ sở y tế để có hướng điều trị tốt nhất. Trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý một số điều sau: * Chế độ sinh hoạt hợp lý Ngay khi thấy xuất hiện mẩn đỏ bạn nên dùng một mảnh vải sạch, thấm ướt nước lạnh rồi đắp lên trên vết mẩn. Tuyệt đối không được chà xát, gãi lên những vết mẩn đỏ bởi việc đó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu cơ thể có tiền sử dị ứng với thực phẩm, thời tiết, mỹ phẩm,… cần lưu ý để có thể tránh những ảnh hưởng mà bệnh có thể mang lại. Tuyệt đối không dùng các loại mỹ phẩm, hóa chất bởi điều này có thể làm gia tăng những tổn thương trên da. Không nên tắm quá nhiều và sử dụng nước nóng bởi điều này có thể khiến da bạn bị khô mất nước và bị bong tróc từng mảng. Chú ý bổ sung cho cơ thể đầy đủ các loại vitamin khoáng chất, đặc biệt là vitamin C – bởi đây sẽ là chất chống oxi hóa giúp cho các vết mẩn biến mất nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nên kiêng những chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt và thực phẩm tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa… Thân chào bạn!
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play