Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Ở hậu môn tôi thường xuyên bị ngứa, nóng, thỉnh thoảng nổi bọc nước rất khó chịu
Trả lời:
Ngứa hậu môn thứ phát là sau khi đã hoặc đang mắc bệnh trĩ, đang nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, đang nhiễm giun kim (chủ yếu ở trẻ em do buổi chiều tối, giun kim ra đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa), vệ sinh hậu môn hàng ngày không đúng phương pháp, nhất là sau khi đi đại tiện, tiểu tiện (nữ giới). Ngứa hậu môn còn có thể do tiêu chảy kéo dài, bởi phân dính vào da hậu môn, xung quanh hậu môn gây kích ứng da, dẫn đến ngứa, thậm chí gây nhiễm trùng mưng mủ, áp-xe.
Do căn bệnh oái oăm này mà biến họ từ một người nhiệt tình, xông xáo thành một người mất tự tin, khép kín.
Vì vậy, những người mắc bệnh ngứa hậu môn không nên e ngại đi khám bệnh, bởi vì càng để lâu bệnh càng nặng thêm, hơn nữa kể cho bác sĩ nghe bệnh tình của mình là việc nên làm để bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh và chọn phương pháp điều trị, dự phòng thích hợp, cho nên e ngại.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong đó rất đúng với bệnh ngứa hậu môn. Vì vậy, cần giữ vệ sinh vùng hậu môn, tầng sinh môn đúng cách. Khi đi đại tiện, tiểu tiện xong, chớ lau “vùng ấy” quá nhiều và không dùng giấy vệ sinh rắn sẽ làm tổn thương da, nhất là da vùng hậu môn rất mỏng, nhạy cảm. Hàng ngày nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh và rửa hậu môn, hạn chế dùng khăn và không nên dùng giấy vệ sinh có chất thơm hoặc không dùng xà phòng để lau rửa. Nên dùng khăn ướt hoặc rửa hậu môn chỉ bằng nước vòi, ấm (càng tốt). Khi bị ngứa, không nên gãi. Bởi vì, càng gãi càng ngứa và làm tổn thương da hậu môn gây nhiễm trùng. Nên dùng đồ lót bằng chất liệu nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để “vùng ấy” không ẩm thấp, không nên dùng loại có chất liệu ni lông. Cần nhanh chóng đi khám bệnh và tuân theo chỉ định dùng thuốc theo đơn và tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Không nên tự mua thuốc để thoa vào vùng hậu môn bị ngứa.
Thân ái chào bạn !
Tags:Da Liễu