eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, toi bi nam mong o tay va chan nen thuong hay bi ngua o mong. Mong khong nam sat vao da ma ho len phia tren
Trả lời:
Chào em, Bệnh nấm móng xảy ra khi một hoặc nhiều móng bị nhiễm nấm. Bệnh thường xảy ra khi móng phải liên tục tiếp xúc với môi trường ấm và ẩm ướt. Bệnh khó điều trị và có thể tái phát. Bệnh nấm móng do nhiều loại vi nấm gây ra, như nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida), nấm hoại thư sinh hơi (aremonium sp, scopulariopsi, critalidium sp, apergielus sp, fusarium), nhưng hiếm gặp hơn. Bệnh gây ra các tổn thương ở vùng da có nhiều chất sừng. Bệnh đặc biệt hay xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, đôi khi cả ở tóc. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Thời tiết nóng ẩm mùa hè là điều kiện và môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện, sinh sôi và phát triển của bệnh. Các nguyên nhân thường gặp gây nấm móng, bao gồm: - Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, đặc biệt là vùng móng chân, móng tay. - Thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân (tay). - Dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài. - Thường xuyên có các hoạt động ở nơi công cộng như: bể bơi, phòng tập thể thao… - Gia đình có người bị nấm móng. - Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm móng. Khi bị nấm móng, cần được điều trị tích cực, đúng thời gian và liều lượng, tránh tái phát. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: - Chú ý đến vệ sinh, giữ tay, chân luôn sạch sẽ. - Không nên dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian kéo dài, thay tất mỗi ngày. Nên chọn những đôi giày, dép mặc thoải mái, vừa chân và thoáng khí. Sử dụng găng tay, tất được làm từ sợi thiên nhiên, tăng thấm hút mồ hôi. - Hạn chế những hoạt động ở các nơi công cộng: như bơi lội, hoạt động thể thao… - Không được dùng chung các đồ dùng cá nhân như: quần áo, giày dép với người bị nấm móng. - Thuốc uống: Có thể dùng Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng dùng thuốc phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. - Sơn móng tay diệt nấm: Ciclopirox (Penlac) thường dùng cho những trường hợp nhiễm nấm nhẹ. Thuốc được bôi lên vùng móng bị bệnh và da xung quanh 1 lần/ngày. Sau 7 ngày dùng cồn lay sạch những lớp cũ và bôi lớp mới. Có thể phải dùng thuốc trong 1 năm hoặc hơn để loại trừ bệnh. - Thuốc bôi tại chỗ: thường không chữa khỏi bệnh nhưng có thể dùng phối hợp với thuốc uống. Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin, v.v... Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng. Nếu móng bị bệnh quá nặng và gây đau nhiều, có thể phẫu thuật cắt bỏ móng cũ. Móng mới sẽ dần mọc lên để thay thế. Em nên đến khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn cụ thể và điều trị thích hợp. Em không được tự ý dùng thuốc. Việc điều trị nấm móng cần phải kiên trì, tuân thủ chỉ định và lịch tái khám của bác sĩ. Chúc em mau khỏi!
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play