eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bs... mẹ e mới bị bỏng nước sôi lên mặt. Để nước chảy dưới vòi nước khoảng 5 phút đi đến chỗ thầy thuốc đc ngta xịt thuốc bỏng dạng bọt... và cho thuốc về. Giờ về nhà mẹ thấy rát trên mặt khó chịu đỏ ửng lền. Bs vậy bây giờ phải làm sao.
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bác sĩ eDoctor. Bỏng nước sôi là một hình thức bỏng nhiệt, nó có thể gây đau rát cho nạn nhân, thậm chí là để lại những tổn thương đau đớn. Vì vậy việc sơ cứu cho nạn nhân kịp thời có thể làm giảm những thương tổn, hạn chế được mức độ nặng do bỏng gây ra. Cách xử lý khi bị bỏng nước sôi - Khi bị bỏng, trước hết cần tìm cách loại trừ các tác nhân gây bỏng, trong trường hợp này nên cách ly người bệnh khỏi nước sôi càng nhanh càng tốt. - Lập tức lấy lại nhiệt độ bình thường cho vùng da bỏng. Thông thường, sau khi bị bỏng nước sôi cần để vùng bị bỏng dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bỏng nước sôi vào nước lạnh (16-20 độ C) trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt. Việc này giúp làm giảm nhiệt độ bề mặt của da, giảm sưng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch các hóa chất dính trên vết bỏng. Hơn nữa, hành động này khiến cho vết bỏng bớt đau rát, giảm nguy cơ gây sốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phải đặc biệt lưu ý là quá trình ngâm nước chỉ dùng nước lạnh hoặc nước mát, tuyệt đối không được sử dụng nước đá, hoặc dùng đá cục, điều này chỉ khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn. - Cách chữa bỏng nước sôi an toàn và khoa học Làm mát vết bỏng bằng nước - Để tránh tổn thương cho vùng da bị bỏng nước sôi, cần phải băng bó vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Việc băng bó giúp cho vết bỏng không tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ mụn nước. Vết bỏng tốt nhất nên được băng bó bằng gạc vaseline, gạc vô trùng hoặc loại vải sạch không có lông tơ vì sợi tơ nhỏ dính lên vết bỏng sẽ tạo cảm giác khó chịu. -Vết bỏng cần được băng bó để tránh nhiễm trùng Bạn đã được sơ cứu bằng thuốc xịt bỏng, bạn thấy khó chịu tiếp tục theo dõi không nên chạm tay vao vùng bỏng và làm theo sự hương dẫn của bác sĩ nếu thấy tại vị trí bỏng sưng lên và đau rát nhiều bạn nên tái khám. Chúc bạn mau lành. Thân ái chào bạn.
Tags:Da Liễu
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play