eDoctor
Câu hỏi:
Xhaus bị dị tháng hơn năm tháng nay rồi , nó bị nổi nhiều về đêm và sáng . Đi khám thì xét nghiệm máu được chuẩn là mề đay cháu uống thuốc hơn tháng ở bạch mai mà không khỏi . Xin được bác sĩ tư vấn chi tiết ạ , cháu cảm ơn
Trả lời:
Chào cháu Mề đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Trường hợp của cháu bị kéo dài trên 5 tháng, thường bị vào buổi đêm về sáng là cháu đã bị dị ứng mãn tính rồi. Trong cơ thể người có vô số các loại tế bào của da như tế bào langerhans, tế bào hình thành chất sừng và tế bào lympho T... tham gia vào quá trình phản ứng miễn dịch. Sự tiết ra các yếu tố mễn dịch có quy luật thay đổi suốt ngày đêm, vào khoảng 7-8 giờ sáng, mức độ tiết yếu tố miễn dịch tăng lên, và sau 4-5 giờ chiều lại từ từ giảm xuống, lúc lượng tiết ra giảm xuống đến mức phản ứng dị ứng trong cơ thể không thể khống chế nên gây ra bệnh. Đấy là một trong các nguyên nhân mà cháu hay bị nổi mề đay vào lúc nửa đêm về sáng, khi lượng yếu tố miễn dịch giảm xuống đến mức thấp nhất. Thông thường, phần lớn các trường hợp nổi mề đay là tự phát, không tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân thường gây nổi mề đay mạn tính như: - Do yếu tố di truyền: có bố, mẹ hay anh chị ruột có cơ địa nhạy cảm, da dễ bị dị ứng, hệ miễn dịch kém. - Do ăn những thức ăn dễ gây dị ứng: đồ hải sản (sò, ghẹ, tôm, cua,...), các loại thức ăn nhanh (socola, bơ, phô mát,...), các trái cây như kiwi, dứa, dâu tây, dưa hấu,... Cũng có nhiều trường hợp những thức ăn thông thường và được xem là lành tính cũng có thể trở thành nguyên nhân bệnh mề đay nếu như cơ địa của người đó bị dị ứng với những thực phẩm này. - Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc tránh thai, Penicilline, Sulfamides,... - Do những ổ nhiễm trùng ẩn chứa trong cơ thể khi bạn bị mắc những bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, nhiễm trùng tiểu đường hay do biến chứng của bệnh Luput ban đỏ hệ thống, u ác tính,... - Do cơ thể bị nóng trong, nóng gan, thận bài tiết không tốt,... - Một số yếu tố thuận lợi khác như: thay đổi thời tiết đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng; do mặc quần áo bó xát, chất liệu quần áo kém chất lượng, không thấm mồ hôi; do phấn hoa, lông thú, môi trường xung quanh kém vệ sinh... Ngoài ra, một nguyên nhân nữa gây nổi mề đay mẩn ngứa mà ít được mọi chú ý tới đó chính là việc nhiễm giun sán trong máu. Đây là một trong những nguyên nhân khó nhận biết bằng những cách đơn thuần mà chỉ khi thực hiện xét nghiệm tình trang nhiễm giun sán mới có thể phát hiện được. Vì vậy, nếu cháu đã loại trừ các nguyên nhân trên mà vẫn không hết bệnh thì nên đến khám và đề nghị làm xét nghiệm xem có bị nhiễm loại giun sán gì không để có hướng điều trị phù hợp. Trước mắt, để hạn chế hiện tượng dị ứng mãn tính này, ngoài thuốc uống theo đơn của bác sĩ, cháu nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau: - Dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng. - Nếu đau bụng nên dùng túi nước nóng chườm lên vùng bụng. - Hạn chế gãi, chà xát trên da. - Có thể áp lạnh nếu thấy nóng rát để giảm triệu chứng ngứa, rát. - Tẩy giun sán, chống táo bón. - Mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, vừa vặn. - Tránh các hoạt động nặng, gây đổ mồ hôi. - Có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng trong 20 phút, làm đều đặc mỗi ngày 2 lần và theo dõi tình hình. Mặc dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng dị ứng mãn tính cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh lý khác bên trong cơ thể. Vì vậy, cháu nên tái khám và điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa dị ứng, miễn dịch để được kiểm tra kỹ hơn nhé. Chúc cháu chóng bình phục
Tags:Da LiễuNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play