eDoctor
Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, gần đây, dư luận rộ lên thông tin là dùng xà phòng diệt khuẩn (như lifebuoy ) không tốt về lâu dài như làm vk kháng lại do trong xà phòng có kháng sinh gì đó. Xin bác sĩ giải thích giùm? Bác sĩ có khuyến cáo gì về chuyện này không ạ! Xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn Thông tin bạn hỏi về xà phòng diệt khuẩn liên quan đến hai hoạt chất kháng khuẩn là Triclosan, một hợp chất tổng hợp từ phenylether hay chlorinated bisphenol và Triclocarban, một chất hóa học phổ biến khác có trong các loại xà phòng diệt khuẩn Từ khi xuất hiện vào năm 1972, triclosan đã dần dần trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng và ngày nay, triclosan trở nên vô cùng phổ biến. Triclosan thậm chí còn có mặt trong một số thiết bị y tế, như các loại ống thông và chỉ khâu vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng. Những vấn đề với triclosan gồm những khía cạnh sau: 1. Trong khi triclosan không được xem là kháng sinh, nó lại có hơi quá nhiều điểm chung với chúng. Vì triclosan ngày càng được sử dụng rộng rãi, các phòng thí nghiệm đã bắt đầu nhận thấy tình trạng kháng kháng sinh chéo. Dưới áp lực của việc sử dụng triclosan, vi khuẩn sẽ đột biến để phát triển cơ chế kháng lại triclosan, từ đó dẫn đến tình trạng kháng các loại kháng sinh khác dùng điều trị bệnh ở người. 2. Khi được thải rộng rãi ra môi trường, triclosan có thể gây ảnh hưởng đến sinh khối, ví dụ như tảo và các cộng đồng vi khuẩn có sẵn trong môi trường. Khi Triclosan cũng tích tụ lại trong đất, nước ngầm và các nhà máy xử lý nước thải đô thị. Những nhà máy này cần phải có một lượng vi khuẩn có lợi nhất định, giúp làm sạch nguồn nước thải. Triclosan có thể ức chế sản sinh khí metan trong qua trình phân hủy kị khí ở các nhà máy xử lý nước thải và gây ra tình tráng kháng nhiều loại thuốc ở những cộng đồng vi khuẩn ngoài môi trường. 3. Triclosan có thể gây rối loạn chức năng nội tiết. Triclosan được chứng minh có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp có liên quan đến biểu hiện gen và có thể thay đổi tỷ lệ ếch bị biến thái. Triclosan cũng có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn chức năng estrogen và testosterone trên chuột. 4. Triclosan có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở cá và động vật gặp nhấm, dẫn đến những quan ngại về khả năng cũng có thể thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở người. Hơn nữa, về lợi ích diệt khuẩn, tuy triclosan có tác dụng kháng khuẩn, rất ít người trong số chúng ta rửa tay đúng cách theo khuyến cáo, nghĩa là thực hiện đủ 6 bước rửa tay trong vòng từ 30 giây đến 1 phút. Phần lớn mọi người thường rửa tay với thời gian rất ngắn, không đủ để chất này phát huy công dụng. Tương tự, nồng độ triclosan trong phần lớn xà phòng kháng khuẩn chỉ là 0,3%, quá ít để kháng được khuẩn. Cuối cùng, các loại xà phòng kháng khuẩn hiện nay trên thị trường không hề tốt hơn xà phòng thông thường và nước trong việc ngăn ngừa bệnh hoặc làm giảm số lượng vi khuẩn trên bàn tay của người sau khi rửa. Một nghiên cứu đã so sánh tác dụng diệt khuẩn của xà phòng thường và xà phòng có chứa triclosan trong điều kiện tương tự như khi chúng ta rửa tay và thấy rằng, với thời gian tiếp xúc với xà phòng là 20 giây, thì 2 loại xà phòng này có tác dụng giảm vi khuẩn tương tự nhau. Nói cách khác, xà phòng diệt khuẩn cũng chỉ có tác dụng như xà phòng thường trong điều kiện rửa tay bình thường hàng ngày như hầu hết chúng ta thường thực hiện (chỉ rửa tay trong một vài giây). Vì vậy, trong khi chờ đợi ý kiến của cơ quan quản lý về việc có nên sử dụng Triclosan trong xà phòng kháng khuẩn hay không, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng xà phòng thông thường vì tính tác dụng diệt khuẩn của 2 loại này giống nhau trong điều kiện rửa tay bình thường. Hơn nữa, có thể giảm được chi phí vì các loại xà phòng diệt khuẩn thường đắt hơn xà phòng thường rất nhiều. Hy vọng thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi của bạn Chúc bạn khỏe
Tags:Da LiễuNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play