eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,mẹ em tự nhiên tối qua ngủ thấy ngứa, nghỉ con gì cắn nên hải thấy rát,hồi sáng nay thấy đỡ nhưng càng về đến tối nay thì càng thấy nặng.nhìn thấy ko bình thường như bị con gì đốt,mẹ e nói tây y như bị vết phỏng vây,mà mẹ e nói ko bi phỏng gi het.tối ngủ sang là vậy đó.xin bs tư vấn giúp em ạ.e lo lắm.chân thanh cảm ơn bs!
Trả lời:
Chào bạn Theo những gì bạn mô tả và hình gửi kèm theo có thể nghĩ đến mẹ bạn bị zona thần kinh hoặc bị côn trùng đốt. Do không được khám trực tiếp nên bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để bạn tham khảo: 1. Zona thần kinh: gây nên bởi sự tái phát của virut gây bệnh thủy đậu (Virus Varicella). Đối với người đã từng mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi, virut vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn mà ẩn trong các tế bào thần kinh dưới dạng không hoạt động vì bị kiềm chế bởi hệ miễn dịch tự nhiên của con người. Khi hệ miễn dich có dấu hiệu suy yếu do tuổi tác hoặc do bệnh tật, những virut này sẽ “thức dậy” và hoạt động trở lại. Chúng di chuyển dọc theo các dây thần kinh, trên đường di chuyển, virut này gây tổn thương dọc sợi dây thần kinh, biểu hiện sẽ xuất hiện ở trên vùng da thuộc dây thần kinh đó. Hiện tượng ban đầu là cảm giác đau rát và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày. Sau đó hình thành những mụn rộp (mụn nước) trên nền da màu đỏ. Những mụn nước mới tiếp tục hình thành từ 3-5 ngày. Mụn nước này thường đi theo đường dây thần kinh của tuỷ sống. Các mụn nước vỡ ra và bắt đầu chảy nước, bề mặt bên trên khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3-4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh đến khi khỏi. Bệnh chỉ phát ra ở vùng da thuộc một nửa người, ranh giới rất rõ ràng, khó lây lan sang vùng khác của cơ thể. Bệnh zona thần kinh có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn mặt, khăn tắm, bồn tắm… Tuy nhiên, Zona chỉ xảy ra với người từng bị thủy đậu. Vì vậy, nếu từ nhỏ chưa từng bị thủy đậu thì sẽ không bị bệnh zona thần kinh. 2. Bệnh do côn trùng cắn (giời leo): là từ gọi chung có các hiện tượng viêm da dị ứng do tiếp xúc với côn trùng có độc tính. Vùng da bị viêm do tiếp xúc sẽ bỏng rát khó chịu và không nằm cố định ở một vùng da nào, mà có thể lây lan sang các vùng khác do người bệnh đưa tay sờ lên mặt da rồi sờ vào chỗ da lành khác. Tuy nhiên thì vùng da bị bệnh mới sẽ có dấu hiệu nhẹ hơn chỗ ban đầu rất nhiều. Nguyên nhân chính gây nên bệnh giời leo là con giời leo, loại côn trùng thuộc lớp Chân môi (Chilopoda), có kích thước nhỏ hơn so với nhiều loại chân rết khác, và có chân cao hơn, bò khá nhanh, vùng sinh sống ưa thích là các góc khuất, ngõ ngách, có thể gặp dưới gầm giường, nơi ẩm thấp. Ngoài con giời leo, còn có một vài loại côn trùng khác cũng có thể gây bệnh tương tự như kiến ba khoang, sâu ban miêu – loại sâu này xuất hiện trong mùa gặt, thời kì giao mùa hay mưa bão. Bệnh giời leo thường bị nhầm với zona thần kinh, có thể phân biệt được bằng các dấu hiệu: người bệnh chưa từng bị thủy đậu, vùng da bị viêm không có các mụn nước phỏng to và có thể lây lan sang bất cứ chỗ nào trên cơ thể nếu bị tiếp xúc. Do đó, bạn nên đưa mẹ đi khám da liễu để chẩn đoán xác định bệnh và có hướng điều trị giảm đau, chống viêm phù hợp. Đồng thời, mẹ bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ đảm bảo dưỡng chất để cơ thể có hệ miễn dịch tốt và tăng sức đề kháng; tránh căng thẳng, stress; Những người trong gia đình không nên tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ vùng da thương tổn, không ngủ chung, dùng chung quần áo, khăn lau với mẹ để tránh lây lan. Chúc mẹ bạn chóng bình phục
Tags:Da LiễuNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play