eDoctor
Câu hỏi:
bác sĩ cho em hỏi bé nhà em được gần 4 tháng dạo gần đây bé liên tục đưa tay lên mặt để dụi mỗi lần dụi xong lại đỏ thế này như vậy là bị sao ạ :(
Trả lời:
Chào em Theo câu hỏi và hình ảnh em gửi kèm theo, có thể nghĩ là bé bị chàm sữa vì sau khi bé được sinh ra, cơ thể vẫn còn khá yếu vì khả năng đề kháng chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy mà trẻ rất dễ mắc các bệnh do tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, môi trường gây ra. Trong đó, chàm sữa là căn bệnh rất thường gặp. Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như lác sữa, viêm da cơ địa, eczema, chàm thể tạng, viêm da cơ địa, viêm da thể tạng. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Bé bị chàm sữa có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau : - Bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hoen suyễn, mề đay, dị ứng da do thời tiết, - Bé cũng có thể bị dị ứng do nguồn thức ăn của mẹ. Cụ thể, nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm trong khi cơ thể bé không thích ứng được sẽ dẫn đến nguồn sữa có vấn đề, gây ra dị ứng. - Ngoài ra, một số tác nhân từ bên ngoài như khói bụi, thời tiết, lông chó, mèo trong môi trường sống hoặc các đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh kĩ cũng sẽ làm cho bé bị chàm sữa. Như vậy, ngoại trừ những nguyên nhân như di truyền hoặc cơ địa, ba mẹ có thể khắc phục bệnh chàm sữa ở trẻ bằng cách hạn chế những yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến trẻ như thức ăn, thời tiết như mẹ nên hạn chế ăn trứng, trứng cá, các loại nội tạng, mỡ động vật và trứng vịt lộn để tránh gây dị ứng cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ …; Duy trì cho bé bú mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cung cấp cho bé đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên. Không nên tắm cho bé quá lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm. Tốt nhất nên tắm cho bé bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa hoặc nhiễm khuẩn khi bé gãi. Sau khi tắm xong, nên lau nhẹ những giọt nước còn đọng lại trên da bé bằng khăn mềm, khi da vẫn còn ẩm ướt, thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da bé. Thường xuyên cắt móng tay, chân và hạn chế không cho bé gãi vào các vùng mẫn ngứa. Cho bé mặc các loại quần áo mềm, bằng bông để tránh gây tổn thương da. Nên thay tã 3 lần/ ngày và thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé để tránh mồ hôi gây ẩm ướt khó chịu. Nếu đã áp dụng các cách trên mà không đỡ, bé ngứa, gãi nhiều hơn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng da hãy đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám xác định nguyên nhân, tình trạng của bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Với mỗi mức độ của da, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ tránh tự ý mua thuốc không có chỉ định của bác sĩ hoặc dùng các loại lá dân gian để đắp lên sẽ khiến bệnh nặng thêm. Thân mến!
Tags:Da LiễuNhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play