eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ, con em nay được 1 tháng. Bé bị nổi đỏ lác cả 2 bên má và trán. Em đi khám thì bác sĩ nói không sao mà giờ mặt bé nổi càng nhiều và tróc da. Em lo quá ko biết có sao không ạ ? Có thuốc nào bôi không ạ ? Em cảm ơn
Trả lời:
Chào em Theo hình ảnh em gửi kèm theo nghĩ nhiều đến bé bị tràm sữa (lác sữa), là tình trạng viêm da mạn tính, không lây ở trẻ sơ sinh. Bệnh chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng giai đoạn đầu ở trẻ nhỏ và thường xuất hiệu từ khi 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là tính trạng viêm da mãn tính ở trẻ và không lây nhưng khó chữa và có thể tái phát nhiều lần và dần trở thành chàm thể tạng nếu sau 2 tuổi bệnh không khỏi thì bênh đã chuyển sang chàm thể tạng. Bệnh thường xảy ra ở các bé được sinh ra trong gia đình hoặc bản thân có tiền sử cơ địa di ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Chính vì vậy, các gia đình cần phải tìm hiểu các dấu hiệu và cách điều trị chàm sữa, lác sữa ở trẻ sơ sinh tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Nhưng người ta quan sát thấy rằng bệnh chủ yếu liên quan tới yếu tố cơ địa di ứng và chất gây di ứng hoặc bệnh có thể liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng… Ngoài ra, một số bé có thể do di ứng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như: bụi, nấm mốc, mạt, ve, bọ chét, lông chó, lông mèo, gián… có trong môi trường sống, trẻ tiếp xúc với các món đồ chơi trẻ em, thảm chơi thiếu vệ sinh… Vì vậy, em nên đưa bé đi thăm khám tại cơ sở ý tế chuyên khoa da liễu để xác định định được nguyên nhân, tình trạng bệnh và điều trị kịp thời, đúng cách như sử dụng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sỹ sẽ có phát đồ điều trị thích hợp, giúp bé mau sớm khỏi. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ để tránh các tác dụng phụ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Chăm sóc bé ở nhà: em nên giữ ẩm cho làn da của bé bằng cách bổ sung các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh để cải thiện độ ẩm của da, hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa của trẻ. Nên chọn các loại lotion, kem dưỡng ẩm nhẹ dịu cho làn da như Cetaphil (loại dành cho trẻ em), Atopalm, Physiogel, Aderma…, không nên cho tắm rửa và chơi quá lâu trong bể bơi vì có thể gây mất nhiệt. Đặc biệt khi thời tiết có khí hâu nóng, lạnh hay khô không nên tắm cho bé nhiều lần. Loại bỏ các tác nhận gây hại, có thể làm tình trạng bệnh của trẻ tăng hơn như: di ứng do thức ăn, vật nuôi. Không sử dụng các chất gây kích ứng da (xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc)… Việc chăm sóc các bé bị chàm sữa cần phải đặc biệt chú ý: Khi tổn thương đang nổi đỏ thì ngoài việc dùng thuốc thì không đẻ trẻ gãi, cậy vẩy cách vệ sinh móng tay, cắt móng tay cho trẻ thật gọn gàng, tránh trẻ đưa tay lên gãi dễ gây nhiễm trùng da. Nên cho trẻ đeo bao tay.Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Chúc em thành công!
Tags:Da LiễuNhi Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play