eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, mình bị ngứa giống như muỗi đốt phát từ chân đi lên, mới phát rất ngứa. Mình bị gần tuần rồi, mình rửa nươc mướp đắng, rửa dung dịch vệ sinh phụ nữ, nước muối vẫn không giảm. Mình đang cho em bé bú nữa chứ. Mong sớm nhận được giúp đỡ.
Trả lời:
Chào bạn! Theo mô tả bạn bị mày đay cấp Mày đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Ban mày đay gồm các sẩn phù, mảng phù nhất thời, thường ngứa, hay tái phát, cấp tính hay mạn tính. và phù mạch là các vùng phù lớn của da và mô dưới da (phù mạch Angioedema), Tỉ lệ 15 - 23 % dân số đã từng bị tình trạng này trong đời sống. Mày đay mạn chiếm 25 % số mề đay. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp. Những nguyên nhân hay gặp như sau: - Thức ăn: Những loại có thể gây dị ứng như sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, sô-cô-la, rượu, bia. Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm. -Thuốc: Có thể xảy ra ngay sau khi dùng lần đầu hoặc từ 5-10 ngày sau. Nổi mày đay đơn thuần hay có kèm với sốt, đau khớp, nổi hạch... Các thuốc thường gây dị ứng nổi mày đay là Pennicillin (nguy hiểm nhất), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp X - quang), thuốc ức chế men chuyển (điều trị cao huyết áp, suy tim), thuốc gây mê, huyết thanh, vaccin v.v... - Nọc độc: Ong, kiến, sâu bọ... - Kháng nguyên hô hấp: Rơm rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, men mốc... Nhiễm: Virus (viêm gan siêu vi B, C). Vi khuẩn (ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, niệu sinh dục). Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán, giun kim). Nấm (candida ở da, nội tạng). - Do tiếp xúc (với chất hữu cơ hay hóa học). - Do các yếu tố vật lý: Nóng, lạnh, tỳ đè, rung xóc, ánh sáng. - Mày đay do vận động xúc cảm. - Do hệ thống: Bệnh chất tạo keo (luput đỏ...), Viêm mạch... - Do Bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp). - Do Bệnh ung thư. - Do do di truyền - Do tự phát (vô căn). - Hiện nay, điều trị mày đay dùng thuốc kháng histamine thế hệ hai và dùng trong thời gian dài (6 tuần). Liều kinh điển gấp đôi của thuốc kháng histamine không gây ngủ như Acrivastine, Cetirizine, Loratadine và Fexofenadine có thể dùng được để giảm triệu chứng. Bạn nên đi khám Bác sĩ để có phác đồ điều trị đúng, Chúc bạn mau khỏi bệnh!
Tags:Da LiễuNội KhoaDị Ứng
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play