eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm xung huyết hang vị dạ dày

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều. Thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc (nhất là các thuốc giảm đau chống viêm không streroid), các chất kích thích như cà phê, ớt… Bệnh không nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị sớm.

TRIỆU CHỨNG

Đau bụng từng cơn dữ dội, kèm theo những hiện tượng thường xuyên xảy ra như ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy bụng ngoài ra bạn còn luôn chán ăn, giảm cân. Khi bệnh nặng, các vùng viêm lớn dần ra có thể nôn ra máu do nôn mạnh và nôn liên tục nhưng hiếm gặp.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Siêu âm, nội soi dạ dày.

ĐIỀU TRỊ

Tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ, không được bỏ thuốc giữ chừng và không được tự ý bỏ thuốc. Kiêng các loại đồ ăn chua, cay, thức ăn nhiều dầu mỡ. Không nên uống cà phê, trà, nước ngọt có gas. Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Khi ăn nên nhai thật kỹ trước khi nuốt, không ăn nhanh. Nên nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ giấc. Tập thư giãn, tránh căng thẳng. Nên tập thể dục thường xuyên. Không dùng thuốc aspirin, thuốc chống viêm, chống đau như ibuprofen (Motrin, Avil, naproxen (Naprosyn, Aleve), diclofenac (Voltaren) v..v . Nếu bị đau nhức, nóng sốt có thể dùng paracetamol. Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên như nghệ, mật ong... để hỗ trợ điều trị.
Tổng quan

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều.Thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc (nhất là các thuốc giảm đau chống viêm không streroid), các chất kích thích như cà phê, ớt… Bệnh không nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên viêm xung huyết hang vị dạ dày là do chế độ ăn uống không hợp lý như:Ăn uống không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn chua cay, béo hoặc ăn thiếu dinh dưỡng..., uống nhiều bia rượu; do dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid; do yếu tố thần kinh căng thẳng; do bệnh lý nội tiết và đặc biệt viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Nguyên nhân khác
  • Đau bụng từng cơn dữ dội, kèm theo những hiện tượng thường xuyên xảy ra như ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy bụng ngoài ra bạn còn luôn chán ăn giảm cân.
  • Khi bệnh nặng, các vùng viêm lớn dần ra có thể nôn ra máu do nôn mạnh và nôn liên tục nhưng hiếm gặp. 
Phòng ngừa
  • Không bỏ bữa. Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để quá đói hoặc quá no.
  • Khi cơn đau xuất hiện: nên ăn một ít hay uống một ly sữa nhỏ để trung hòa axit dịch vị, tạm thời làm giảm cơn đau vì sữa là một chất đệm yếu.
  • Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít mỡ, ít chất kích thích gây tăng tiết dịch vị như món cay, chua, mặn…
  • Không ăn bữa cuối cùng trong ngày gần giấc ngủ
  • Bỏ thuốc lá và rượu
  • Tránh làm việc quá căng thẳng, cần nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
Điều trị
  • Để điều trị dứt điểm các bệnh về dạ dày nói chung và bệnh viêm hang vị, viêm hành tá tràng, trước hết sau khi đã được chẩn đoán bệnh và kê đơn thì bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Các thuốc đã được bác sĩ kê đơn, bệnh nhân phải dùng liên tiếp theo chỉ dẫn, không được bỏ thuốc giữa chừng cũng như không được tự ý thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải kiêng cữ các thức ăn chua như dấm ăn, trái cây chua, thức ăn cay (ớt), thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Không nên uống cà phê, trà, nước ngọt có gas. Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Khi ăn nên nhai thật kỹ trước khi nuốt, không ăn nhanh. Nên nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ giấc. Tập thư giãn, tránh căng thẳng. Nên tập thể dục thường xuyên.
  • Không dùng thuốc aspirin, thuốc chống viêm, chống đau như ibuprofen (Motrin, Avil, naproxen (Naprosyn, Aleve), diclofenac (Voltaren) v..v . Nếu bị đau nhức, nóng sốt có thể dùng paracetamol.
  • Một điều cần lưu ý nữa là sau mỗi đợt điều trị bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị và có hướng điều trị tiếp theo nhằm tránh bệnh tái phát. Nếu bệnh nhân còn bị đau thì nên đề nghị bác sĩ tiến hành nội soi lại xem có bị nhiễm vi trùng Helicobacter pylori (HP) không, nếu có thì phải chữa cho khỏi mới hết bệnh được.
  • Cần lưu ý những biểu hiện mà bệnh gây ra để phát hiện và điều trị sớm, tránh tình trạng bệnh biến chứng sang giai đoạn nguy hiểm. Bệnh nhân nên đến các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa để điều trị.
  • Ngoài ra có thể sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên như nghệ, mật ong... để hỗ trợ điều trị.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.