eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm thực quản

Thực quản là ống cơ vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Viêm thực quản là tình trạng viêm các mô của thực quản. Viêm thực quản thường gây đau, khó nuốt và đau ngực. Nguyên nhân của viêm thực quản bao gồm nhiễm trùng, bức xạ, trào ngược axít dạ dày vào thực quản (nguyên nhân phổ biến nhất), do thuốc và các chất gây kích thích khác. Nếu không chữa trị, viêm thực quản sẽ gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

TRIỆU CHỨNG

Đau khi nuốt, các triệu chứng của bệnh trào ngược (thường là ợ nóng), đau ngực, buồn nôn, đau họng, khàn giọng.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD). Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ (EKG), Lipase, Troponin và chụp X-quang. Sinh thiết thực quản, xét nghiệm tìm bào tử nấm. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị nguyên nhân gây bệnh. Các thuốc được sử dụng bao gồm: thuốc ức chế bơm proton (omeprazole / Prilosec, pantoprazole / Protonix), các loại thuốc chặn H2 (cimetidine / Tagamet, ranitidine / Zantac), thuốc chống viêm, thuốc chống buồn nôn và thuốc điều trị nhiễm trùng (như thuốc chống nấm).

Tổng quan

Viêm thực quản là tình trạng viêm các mô của thực quản - là ống cơ vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày.

Viêm thực quản thường gây đau, khó nuốt và đau ngực. Nguyên nhân của viêm thực quản bao gồm trào ngược axít dạ dày vào thực quản, nhiễm trùng, uống thuốc và dị ứng.

Điều trị viêm thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Nếu không chữa trị, viêm thực quảnsẽ gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân

Do trào ngược dạ dày - thực quản

Trào ngược dạ dày-thực quản là một tình trạng các chất trong dạ dày (đặc biệt là các axit của dạ dày) bị trào ngược lên thực quản thường xuyên.

Do nhiễm trùng

Viêm thực quản cũng có thể do nhiễm vi khuẩn, siêu vi, nấm hay ký sinh trùng trong các mô của thực quản. Viêm thực quản do nhiễm trùng là tương đối hiếm và thường xảy ra ở những người có chức năng hệ miễn dịch kém, chẳng hạn như những người có HIV/AIDS hoặc ung thư.

Một loại nấm thường hiện diện trong miệng được gọi là Candida albicans, là một nguyên nhân phổ biến của viêm thực quản nhiễm trùng. Nhiễm trùng này thường kết hợp với chức năng hệ miễn dịch kém, bệnh tiểu đường và sử dụng kháng sinh.

Do thuốc

Một số thuốc uống có thể gây tổn thương mô nếu vẫn tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian dài. Ví dụ, nếu nuốt 1 viên thuốc với ít nước hoặc không có nước, dư lượng từ viên thuốc này có thể vẫn còn lại trong thực quản. Các loại thuốc có liên quan đến viêm thực quản, bao gồm:

  • Aspirin và các thuốc không steroid khác chống viêm (NSAID) như ibuprofen và naproxen.
  • Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như tetracycline và doxycycline.
  • Kali clorua, được sử dụng để điều trị thiếu kali.
  • Các thuốc bisphosphonate, bao gồm alendronate, điều trị xương yếu và dễ gãy (loãng xương).

Do dị ứng

Trong nhiều trường hợp, những người có loại thực quản bị dị ứng với một số loại thực phẩm như như: sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, lạc, lúa mạch đen và  phấn hoa, có thể là nguyên nhân.

Nguyên nhân khác

Dấu hiệu thường gặp và triệu chứng của viêm thực quản

  • Khó nuốt.
  • Đau nuốt.
  • Nôn ra máu.
  • Có khi viêm nặng gây rối loạn tim mạch, loạn nhịp tim, loạn nhịp thở, suy kiệt cơ thể.
  • Đau ngực, đặc biệt phía sau xương ức, xảy ra khi ăn uống.
  • Nuốt thức ăn trở nên khó khăn khi thực phẩm tác động vào thực quản.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Đau dạ dày.
  • Trào ngược nước bọt.
  • Giảm thèm ăn.

Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu của viêm thực quản có thể bao gồm:

  • Cho ăn khó khăn.
  • Chậm lớn.

Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của viêm thực quản có thể do các bệnh khác nhau ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây nên. Đi khám nếu có các dấu hiệu hay triệu chứng sau:

  • Kéo dài hơn một vài ngày.
  • Không cải thiện mặc dù uống thuốc kháng acid.
  • Khó nuốt.
  • Kèm theo các triệu chứng cúm, như sốt, nhức đầu và đau nhức cơ bắp.
  • Có kèm theo khó thở hoặc đau ngực không khởi phát ngay khi ăn uống.
  • Nếu có tiền sử bệnh tim, đi khám nếu bị đau ngực.

Cần được chăm sóc khẩn cấp nếu:

  • Đau ngực kéo dài hơn một vài phút.
  • Nghi ngờ có thức ăn trong thực quản.
  • Chụp X-quang thực quản thấy hình ảnh:
    • Viêm: bờ thực quản không nhẵn, có những hình răng cưa nhỏ; các nếp niêm mạc thô, to, thưa, không có hướng rõ ràng, có khi bị gián đoạn, mờ.
    • Loét thực quản: thành thực quản có hình đọng thuốc tròn, có quầng phù nề ở phía nền và hình quy tụ niêm mạc. Về phía thành đối diện ổ đọng thuốc có hình co thắt.
    • Soi thực quản: thấy niêm mạc đỏ, mạch máu cương tụ, có những mảng biểu mô bong ra, thấy những ổ loét, ổ hoại tử.
Phòng ngừa
  • Tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng trào ngược. Tránh các loại thực phẩm đã biết là có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản. Những thực phẩm này có thể bao gồm rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, cà chua và các thực phẩm nhiều gia vị.
  • Giảm cân. Nói chuyện với bác sĩ về một chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên để giúp giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Nói chuyện với bác sĩ nếu cần trợ giúp để cai thuốc lá.
  • Uống thuốc đúng cách. Luôn uống thuốc với nhiều nước. Không nằm xuống sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút.
  • Tránh các thực phẩm gây dị ứng. Đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận để tránh những thực phẩm mà bị dị ứng. Hãy cẩn thận khi ăn uống, hỏi kĩ về những thành phần trong một món ăn và cách thức đang chuẩn bị để tránh bị dị ứng.
Điều trị

Điều trị viêm thực quản là để giảm triệu chứng, quản lý các biến chứng và điều trị nguyên nhân gây ra rối loạn này.

Viêm thực quản trào ngược

Điều trị viêm thực quản trào ngược cho có thể bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton sản sinh axít trong dạ dày và cho phép có thời gian để các mô thực quản bị tổn thương lành bệnh. Các loại thuốc có sẵn bao gồm omeprazole, esomeprazole và lansoprazole.
  • Phẫu thuật tạo nếp gấp dạ dày: phẫu thuật có thể được dùng để điều trị trào ngược dạ dày-thực quản và cải thiện tình trạng thực quản nếu các can thiệp khác không làm được. Trong thủ tục này, một phần của dạ dày được gấp xung quanh van nối thực quản và dạ dày (cơ vòng thực quản dưới). Việc này củng cố các cơ vòng và ngăn ngừa axít từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Thủ thuật này cũng có thể chỉnh sửa các vấn đề liên quan đến thoát vị.

Viêm thực quản do nhiễm trùng

Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng gây ra viêm thực quản truyền nhiễm.

Viêm thực quản do thuốc

Điều trị viêm thực quản do thuốc gây ra, chủ yếu là tránh các loại thuốc vấn đề khi có thể và giảm nguy cơ với thuốc thói quen dùng. Bác sĩ có thể khuyên nên:

  • Uống thuốc thay thế mà không có khả năng gây viêm thực quản do thuốc.
  • Uống thuốc dạng dung dịch nếu có thể.
  • Uống một ly nước với toàn bộ một viên thuốc.
  • Ngồi hay đứng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc.

Viêm thực quản do dị ứng

Chủ yếu là tránh các chất gây dị ứng và giảm các phản ứng dị ứng với thuốc.

  • Uống steroid. Corticosteroid có thể làm giảm viêm kết hợp với các phản ứng dị ứng và cho phép thực quản lành bệnh. Các tác dụng phụ liên quan đến sử dụng các steroid đường uống dài ngày, tuy nhiên, có thể nặng. Các tác dụng phụ này bao gồm mất mật độ xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em, mụn trứng cá, bệnh tiểu đường và rối loạn tâm trạng.
  • Hít steroid. Steroid dạng hít được sử dụng để quản lý hen suyễn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng các loại thuốc này có thể giúp điều trị viêm thực quản tăng bạch cầu eosin. Bác sĩ sẽ hướng dẫn về cách chuẩn bị nuốt steroid, hơn là hít nó, để nó có thể bao phủ thực quản. Hệ thống này cung cấp steroid và ít khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Hạn chế chế độ ăn uống. Nếu xét nghiệm cho thấy bị dị ứng thực phẩm, bác sĩ có thể yêu cầu loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có vấn đề từ chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng, giúp quản lý chế độ ăn uống và kế hoạch bữa ăn lành mạnh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bổ sung vitamin, thức uống dinh dưỡng đặc biệt…

Điều trị các biến chứng thường gặp

Bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột có thể thực hiện thủ thuật để mở rộng hoặc giãn thực quản. Điều trị này thường được dùng khi thực quản bị thu hẹp rất nghiêm trọng hoặc thực phẩm đã bị đọng lại trong thực quản. Thủ thuật này được thực hiện với các thiết bị nội soi.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.