eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Viêm thần kinh thị giác

Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác, dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở vỏ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác, đoạn trong nhãn cầu, gọi là viêm gai thị hay ở phía sau nhãn cầu, gọi là viêm thần kinh thị hậucầu. Nguyên nhân của bệnh thường do rối loạn tự miễn dịch hoặc bệnh đa xơ cứng.

TRIỆU CHỨNG

Đau mắt, nhức đầu, mờ mắt.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các bất thường của thần kinh thị giác có thể được nhìn thấy khi soi đáy mắt. Chụp cộng hưởng từ mắt (MRI) để chẩn đoán các khu vực bị viêm khác hoặc bệnh đa xơ cứng.

ĐIỀU TRỊ

Dùng thuốc steroid là biện pháp điều trị chính, thường được tiêm tĩnh mạch với liều lượng lớn.

Tổng quan

Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở vỏ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn trong nhãn cầu gọi là viêm gai thị hay ở phía sau nhãn cầu gọi viêm thần kinh thị hậu.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi 20-50 tuổi. Tuổi trung bình khoảng 30 tuổi.

Nguyên nhân
  • Do viêm nhiễm: viêm trong mắt hay ở các vùng lân cận mắt (hốc mắt, xoang, mũi, tai…) lan đến thị thần kinh.  Có thể xuất hiện sau nhiễm siêu vi toàn thân như cúm, sốt xuất huyết. 
  • Do ngộ độc: rượu, thuốc lá, quan trọng là thuốc trị sốt rét.
  • Do thiếu trầm trọng vitamin B1, B2, hay gặp ở người nghiện rượu.
  • Viêm thần kinh thị giác có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh toàn thân như bệnh xơ cứng rải rác.
Nguyên nhân khác
  • Giảm thị lực: trong vòng vài giờ đến vài ngày, có khi chỉ sau 1 đêm ngủ dậy, bệnh nhân nhìn mờ đi nhanh chóng. Thị lực có thể giảm ít hay nhiều tùy vào từng bệnh nhân; đôi khi bệnh nhân đến với tình trạng chỉ còn nhận thức được sáng tối. Trước khi giảm thị lực, bệnh nhân có thể có những dấu hiệu tương tự nhiễm siêu vi: sốt nhẹ, đau đầu, sổ mũi…
  • Đau trong hốc mắt: đa phần bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ trong mắt, hoặc sâu trong hốc mắt, đau đặc biệt tăng lên khi liếc mắt.
  • Rối loạn sắc giác: bệnh nhân nhìn màu sắc bị khác đi so với lúc bình thường, hoặc so với mắt bình thường, thường hay gặp rối loạn màu xanh - đỏ.
  • Hiện tượng Uhthoff: là hiện tượng bệnh nhân bị mờ mắt khi nhiệt độ cơ thể tăng (vận động, tắm nước nóng, bị sốt…). Sau 5 - 10 phút mắt hết mờ. Đây là dấu hiệu sớm, cho thấy mắt có nhiều khả năng sẽ bị viêm thần kinh thị.
Phòng ngừa
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào
  • Không uống rượu
  • Bổ sung đầy đủ vitamin B1, B2
Điều trị

Việc điều trị bệnh chủ yếu là loại trừ nguyên nhân mới khỏi bệnh hoàn toàn.

Người bệnh cần được khám bệnh toàn diện và điều trị theo các chuyên khoa tai mũi họng, thần kinh, truyền nhiễm, dị ứng. Ngừng ngay việc sử dụng các chất gây nhiễm độc thị thần kinh.

Tại mắt, cần giải quyết rối loạn tuần hoàn, dinh dưỡng tại dây thần kinh, chống viêm, chống nhiễm khuẩn. Ngay sau khi có chẩn đoán xác định, người bệnh cần được điều trị ngay bằng corticoid. Thuốc corticoid có thể được chỉ định với liều rất cao, dùng cả đường uống lẫn đường tiêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải nằm viện để theo dõi toàn trạng.

Các loại kháng sinh có thể được cho dùng tuỳ theo tác nhân gây bệnh là loại nào. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể người bệnh phải dùng tới thuốc ức chế miễn dịch (bệnh Behcet). Ngoài ra, có thể dùng các loại thuốc giãn mạch dùng theo đường toàn thân (uống) và tại chỗ (tiêm cạnh nhãn cầu) cùng các vitamin nhóm B (như B1, B6, B12).

Viêm thị thần kinh là một bệnh mắt nặng cần được khám phát hiện bệnh cùng nguyên nhân gây bệnh sớm, điều trị tích cực mới có khả năng phục hồi chức năng thị giác, tránh tái phát cùng các biến chứng và di chứng nặng nề.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.