eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Vàng da

Là hiện tượng vàng da, niêm mạc và mắt. Vàng da không phải là một bệnh mà là dấu hiệu của bệnh tật. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hiện tượng này là do tăng nồng độ bilirubin trong máu. Bilirubin được sản xuất từ sự phân hủy của các tế bào máu đỏ, được xử lý trong gan và được lưu trữ trong túi mật. Nồng độ bilirubin tăng cao do nhiều lý do, bao gồm: tắc nghẽn đường mật, bệnh gan hoặc tăng sản xuất bilirubin thứ cấp để ngăn chặn quá trình phân hủy của các tế bào máu đỏ. Vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh và có thể xử lý bằng liệu pháp chiếu đèn (phototherapy).

TRIỆU CHỨNG

Vàng da, vàng mắt, vàng bên trong miệng.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Để xác định nguyên nhân gây chứng vàng da thường phải xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh, như siêu âm bụng và/ hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) bụng. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), Lipase, phân tích nước tiểu (UA). Quét Hida, sinh thiết gan, xét nghiệm thời gian prothrombin (PT).

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tăng nồng độ bilirubin. Trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da sinh lý nhẹ chỉ cần được theo dõi, hiện tượng này sẽ tự hết trong vòng 2 tuần. Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý, quang trị liệu (liệu pháp chiếu đèn) được thực hiện. Với người lớn, nồng độ bilirubin cao hiếm khi có hại, điều trị hướng vào nguyên nhân gây chứng vàng da.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.