eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Ung thư vòm họng

Vòm họng là đoạn nối mũi với họng. Ung thư vòm họng có thể phát triển nhanh hoặc chậm. Ung thư phát triển nhanh có thể phá hủy các mô bình thường ở xung quanh và lan sang các khu vực khác của cơ thể (di căn). Người châu Á và Bắc Phi có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao. Hút thuốc, uống rượu quá nhiều, không khí ô nhiễm và nhiễm độc mũi - họng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Bệnh rất khó được phát hiện và thông thường, khi phát hiện, khối u đã phát triển lớn.

TRIỆU CHỨNG

Chảy nước mũi, đau mũi, đau xoang, viêm xoang tái diễn, đau đầu và cổ, sưng hạch bạch huyết ở cổ.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) khi nghi ngờ ung thư. Xét nghiệm sợi quang (fiber-optic), sinh thiết tế bào vòm họng để xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm bổ sung có thể được yêu cầu.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh, có thể bao gồm: hóa trị, xạ trị và / hoặc phẫu thuật.

Tổng quan

Bệnh ung thư vòm họng ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Nhưng các triệu chứng lại không điển hình, hầu hết là các triệu chứng của các cơ quan lân cận như: tai, mũi, thần kinh, hạch… do đó việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để cứu sống bệnh nhân.

  • Thế giới: ung thư vòm mũi họng xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Châu Phi và một số nước Đông Nam Á, rất hiếm gặp ở Châu Âu, Châu Mỹ. Đặc biệt là vùng Quảng Đông (Trung Quốc) gặp nhiều với tỷ lệ: 30 - 45 bệnh nhân/100.000 dân/năm. Người ta còn gọi ung thư vòm họng là u.
  • Việt Nam: vẫn chưa có một thống kê đầy đủ, chính xác. Nhưng theo thống kê của Bệnh viện K - Hà Nội (1998) thì ung thư vòm họng đứng hàng thứ 5 sau ung thư phổi, tử cung, buồng trứng, vú, ung thư gan và là bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu, cổ với tỷ lệ: 9 - 10 bệnh nhân/100.000 dân/năm. 
  • Giới tính: hay gặp ở nam giới, tỷ lệ nam/nữ: 2 - 3/1.
  • Tuổi: bệnh thường xuất hiện từ 20 tới 65 tuổi, sau 65 tuổi tỷ lệ bệnh giảm dần.
Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra UTVH cho tới nay chưa được xác định rõ ràng tuy vậy có rất nhiều giả thiết:

  • Do virut: Virus Epstein - Barr có liên quan đến ung thư vòm họng. Qua nhiều nghiên cứu thấy ung thư vòm họng có liên quan đến virus Epstein – Barr (EBV). Kháng thể chống virus EBV cao ở các bệnh nhân ung thư vòm họng loại biểu mô không biệt hoá. 
  • Yếu tố di truyền. Nhiều trường hợp ung thư vòm họng được phát hiện trong một gia đình. Tỉ lệ tăng cao của kháng nguyên HL - A2 ở vị trí thứ nhất và sự thiếu hụt ở vị trí thứ hai của kháng nguyên BW46 hình như tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện ung thư vòm họng.
  • Do môi trường. Môi trường tác động gây bệnh ung thư vòm họng. Kiều dân Trung Quốc di tản sang Mỹ ít bị ung thư vòm họng hơn ở trong nước làm cho người ta nghĩ tới vai trò của môi trường tác động vào bệnh này. Tổn thương chức năng tế bào lympho T kèm theo nhiễm EBV mạn tính là hai yếu tố nguy cơ cao đã được xác định.
  • Thức ăn và cách chế biến được cho có liên quan tới ung thư vòm họng.Thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu, bia, cá muối, dưa khú, nước mắm có chứa nhiều chất nitrosamin có liên quan đến một số loại ung thư của đường tiêu hoá, và ung thư vòm họng.
  • Tuổi: Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thấp nhất là 5 tuổi và cao nhất là 85 tuổi. Tuy nhiên, lứa tuổi hay gặp nhất từ 30 - 55 chiếm tỉ lệ 70%.
  • Giới: Bệnh gặp ở cả hai giới, tuy nhiên tỉ lệ nam/nữ = 2,5/1.
Nguyên nhân khác

Triệu chứng sớm

  • Đau đầu thường âm ỉ, lan toả
  • Ù tai: Thường ù tai một bên như tiếng xay thóc hoặc ve kêu, xu hướng ngày càng tăng.
  • Ngạt mũi, xỉ mũi ra máu, hoặc chảy máu cam.
  • Các triệu chứng nhức đầu, ù tai, ngạt mũi rất dễ lầm lẫn với cảm cúm, các bệnh nội khoa về thần kinh mạch máu. Tuy nhiên các triệu chứng sớm của UTVH thường ở một bên ngày càng tăng nặng. Các phương pháp điều trị nội khoa không có kết quả.
  • Soi mũi trước không có gì đặc biệt.
  • Soi mũi sau có thể thấy khối u sùi hoặc thâm nhiễm ở nóc vòm hay thành bên vòm, ở gờ loa vòi Eustache.
  • Sờ vòm bằng tay hay thăm bằng que bông có rớm máu.

Triệu chứng muộn

  • Đau đầu: Thường khu trú có những cơn dữ dội.
  • Ù tai: ù tai liên tục, giảm thính lực dần, một số trường hợp bị điếc.
  • Ngạt mũi: Ngạt mũi liên tục và kèm theo chảy mủ lẫn máu lờ lờ như máu cá.
  • Nổi hạch cổ: Nhóm hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện, sau đó có thể xuất hiện thêm nhiều hạch ở một hoặc cả hai bên cổ. Hạch to dần phá vỡ vỏ bọc gây lở loét sùi ra da, lúc này bệnh nhân mới thấy đau.
  • Liệt dây thần kinh sọ não: Thường gặp các dấu hiệu lác mắt, nhìn đôi, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc vv...
  • Khám mũi: Nếu u lan vào hốc mũi thấy khối u sùi, ở sâu sát cửa mũi sau, thường có loét hoại tử, dễ chảy máu.
  • Soi tai: Nếu u lan sang 2 bên tai thấy màng nhĩ thủng, có u sùi, hoại tử, dễ chảy máu, u có thể qua hòm nhĩ và lan ra ống tai ngoài.
Phòng ngừa

Để phòng bệnh chúngta nên thực hiện một số phương pháp sau:

  • Kiểm tra sức khoẻđịnh kỳ: Đây là phương pháp giúp bạan phòng tránh và bảo vệ sức khỏe một cáchnhanh chóng nhất và cũng là khoa học nhất.
    Chỉ tính riêng đốivới căn bệnh ung thư vòm họng, việc chẩn đoán bệnh thường rất bị chậm trễ bởivì do đặc điểm về vị trí giải phẫu khó khăn trong việc khám, các triệu chứngcủa bệnh lại thường “vay mượn” các của các bệnh về Tai - Mũi - Họng khác. Hơn thế nữa, khi bệnh ở giaiđoạn đầu, những người bệnh thường nghĩ đơn giản là mình chỉ bị đau họng hay ráthọng đơn thuần do vậy mà mua thuốc uống chứ không tới các cơ sở y tế khám chữa,tạo cơ hội cho bệnh phát triển nặng hơn.Nếu như bệnh ung thưvòm họng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa trị khỏi bệnh là rấtcao trung bình là 70-90%, tuy nhiên nếu như bệnh chẩn đoán bệnh ở giai đoạnmuộn thì tỷ lệ chữa khỏi chỉ còn khoảng 15-10% . Chính vì vậy mà bạn nên chú ý thườngxuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đây là một cách có thể giúp bạn phát hiện sớmnhững vấn đề sức khỏe một cách nhanh nhất và chính xác.
  • Điều trị sớm cácbệnh về tai mũi họng
    Bạn không nên chủquan khi có các biểu hiện bất thường ở tai mũi họng, bạn cần phải tới các cơ sởy tế để khám chữa. Bởi vì để trong một thời gian lâu, các bệnh thông thường nàycó thể phát triển , ảnh hưởng tới sức khỏe và biến chứng thành nhiều bệnh khácđặc biệt là ung thư vòm họng.
  • Hoạt động thể dụcthể thao
    Theo khuyến cáo củacác nhà chuyên môn, để nâng cao sức khỏe chúng ta cần phải chú ý tới tập luyện,rèn luyện thể dục và có một chế độ làm việc, sinh hoạt cá nhân hợp lý. Nên vận động thể dụcthể thao khoảng 30 phút trong mỗi ngày. Những hoạt động này không những giúp bạncảm thấy thoải mái, giải tỏa được stress mà còn giúp cơ thể đốt cháy đượclượng mỡ thừa, tăng khả năng miễn dịchvới các loại bệnh tật. 
Điều trị

Từ đó cho đến nay, cùng với những tiến bộ của các ngành khoa học trong đó có Y học đã giúp các nhà nghiên cứu, các bác sỹ tìm ra được nhiều phương pháp khác với những hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư vòm họng:

  • Xạ trị đơn thuần
    • Chỉ định cho các giai đoạn sớm T1, T2, N0, N1, M0
    • Kỹ thuật xạ trị: Dùng liều 2Gy ngày, 10Gy tuần, tổng liều xạ cho T1, T2: 65 - 70Gy; N0: 50Gy; N1: 60 - 65Gy.
  • Hoá trị kết hợp với xạ trị
    • Chỉ định cho các giai đoạn muộn T3, T4, N2, N3 và một số trường hợp M1.
    • Các hoá chất chủ yếu theo phác đồ 5FU kết hợp với Cisplatine, ba đợt sau đó chuyển sang xạ trị phối hợp.
    • Kỹ thuật xạ trị như trên, tổng liều xạ cho T3, T4 từ 70 - 75Gy; N2, N3 trung bình 65 - 70Gy, thời gian 7 - 8 tuần.
  • Phẫu thuật
    • Chỉ định cho các trường hợp hạch còn sót lại sau xạ trị 2 tháng.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.