eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Ung thư miệng (Ung thư hầu họng)

Là bệnh ung thư liên quan đến phần họng phía sau miệng (vùng hầu họng). Vùng hầu họng bao gồm cuống lưỡi, vòm miệng, amiđan, các thành của cổ họng. Có rất nhiều loại tế bào khác nhau trong vùng hầu họng và khối u có thể phát triển từ một trong số các tế bào đó. Các khối u là lành tính hoặc ác tính.

TRIỆU CHỨNG

Khối u ở mặt sau của cổ họng, khó nuốt, nuốt đau, khạc ra máu, cảm giác vướng trong cổ họng, ho dữ dội, dai dẳng.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Nội soi sợi quang họng, sinh thiết họng. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) xác định kích thước và tình trạng lây lan của tế bào ung thư. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ của bệnh, bao gồm: hóa trị, xạ trị và / hoặc phẫu thuật.

Tổng quan

Ung thư khoang miệng là loại ung thư hay gặp của vùng đầu cổ, liên quan nhiều tới hút thuốc lá, uống rượu... Bệnh ung thư khoang miệng nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm sẽ có tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn thể hiện ở thời gian sống thêm khi được chẩn đoán sớm sẽ cao hơn hẳn so với khi phát hiện ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân

Ung thư miệng xảy ra khi các tế bào phát triển ở trên môi hoặc trong miệng biến đổi (đột biến) ADN. Những đột biến này cho phép các tế bào ung thư phát triển và phân chia khi đó những tế bào khỏe mạnh sẽ chết. Sự tích lũy của các tế bào ung thư miệng có thể hình thành một khối u. Qua thời gian, chúng sẽ lây lan sang những vùng khác của miệng và trên các khu vực khác của đầu và cổ hoặc bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư miệng bắt đầu hình thành phổ biến nhất ở những tế bào mỏng, phẳng ở lớp bề mặt (gọi là các tế bào vảy) của niêm mạc môi và bên trong miệng. Hầu hết ung thư miệng là ung thư tế bào vảy.

Mặc dù chưa thể xác định nguyên nhân nào gây ra đột biến ở các tế bào biểu mô hình vảy dẫn đến ung thư miệng, các bác sĩ đã xác nhận những yếu tố có thể gia tăng nguy cơ ung thư miệng.

Các loại ung thư miệng

Ung thư miệng là một thuật ngữ chung áp dụng cho tất cả các bệnh ung thư xảy ra ở môi và trong miệng. Những tên gọi cụ thể cho từng loại ung thư bao gồm:

  • Ung thư ảnh hưởng đến phần bên trong của má (ung thư niêm mạc miệng).
  • Ung thư sàn miệng.
  • Ung thư nướu.
  • Ung thư môi.
  • Ung thư vòm miệng.
  • Ung thư tuyến nước bọt.
  • Ung thư lưỡi.
Nguyên nhân khác
  • Những thay đổi màu sắc bất thường ở niêm mạc miệng: vết, mảng hơi đỏ hoặc trắng.
  • Vết thương ở khoang miệng khó liền. Bất kỳ điểm sùi hoặc loét nào ở lưỡi, niêm mạc má hay lợi đã được điều trị 2 tuần mà không khỏi.
  • Chảy máu ở khoang miệng thậm chí đối với vết thương nhỏ.
  • Có những vết loét, nốt sùi ở khoang miệng
  • Cảm thấy khó khăn, trở ngại trong việc nói và nuốt. Có những tổn thương bị tái phát nhiều lần trong miệng. Bị tê dại hoặc mất cảm giác ở bất cứ điểm nào trong miệng.
  • Hầu hết các bệnh nhân bị ung thư miệng khôngcó cảm giác đau ở giai đoạn sớm. Triệu chứng đầu tiên thường là cảm giác khó chịu do kích thước của khối u gây ra.
Phòng ngừa

Chưa có một phương pháp nào được chứng minh là có thể ngăn chặn ung thư miệng. Tuy nhiên, có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng nếu bạn:

Ngừng sử dụng thuốc lá hoặc không bắt đầu hút

Nếu bạn sử dụng thuốc lá, thì hãy dừng lại. Nếu bạn không sử dụng thuốc lá, thì cũng đừng bắt đầu. Sử dụng thuốc lá, cho dù là hút hoặc nhai, đều có thể có nguy cơ bị ung thư trong miệng của bạn.

Uống rượu ở mức vừa phải

Lạm dụng rượu thường xuyên có thể kích thích các tế bào trong miệng của bạn, làm cho chúng dễ bị ung thư miệng.

><figcaption></figcaption></figure></div><p><strong>Ăn nhiều trái cây và rau</strong></p><p>Chọn một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả. Các vitamin và chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau quả có thể giúp giảm nguy cơ ung thư miệng.</p><p><strong>Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá nhiều</strong></p><p>Bảo vệ làn da trên môi của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách ở trong bóng râm khi có thể. Đội mũ rộng vành che toàn bộ khuôn mặt của bạn, bao gồm cả miệng. Sử dụng sản phẩm chống nắng ở môi để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.</p><p><strong>Vệ sinh răng miệng</strong></p><p>Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh</p><p><strong>Đi khám nha sĩ thường xuyên</strong></p><p>Khám nha khoa định kỳ, hãy yêu cầu nha sĩ kiểm tra miệng của bạn ở các khu vực bất thường có thể gây ra ung thư miệng hoặc những thay đổi tiền ung thư</p></div></div><div class=
Điều trị

Tùy theo tình trạng bệnh lý và sức khỏe của người bệnh, có thể sử dụng các phương pháp điều trị như sau:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cho bệnh ung thư miệng có thể bao gồm:
    • Phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đối với các khối u nhỏ, bác sĩ chỉ cần khoét bỏ phần khối u và một ít mô lành ở rìa khối u để bảo đảm không để sót tế bào ung thư trong miệng của bạn. Nhưng vấn đề trở nên phức tạp hơn nếu khối u lớn. Khi đó để lấy hết khối u, đôi khi cần cắt bỏ một phần lưỡi, hoặc xương hàm của bệnh nhân.
    • Phẫu thuật để loại bỏ ung thư đã lan rộng đến cổ. Nếu tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cổ, các bác sĩ phải phẫu thuật ở vùng cổ để nạo hết các hạch di căn vùng cổ.
    • Phẫu thuật tái tạo vùng miệng. Việc cắt bỏ các ung thư lớn đôi khi lấy mất một phần của miệng. Điều này đòi hỏi các bác sĩ phải làm thêm phẫu thuật tái tạo vùng miệng để giúp bệnh nhân có thể phục hồi các chức năng của miệng cũng như về mặt thẩm mỹ.Phẫu thuật có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Phẫu thuật ung thư miệng thường ảnh hưởng đến bề ngoài của bạn, cũng như khả năng nói chuyện, ăn và nuốt. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến các chuyên gia, những người có thể giúp bạn phục hồi những thay đổi này.

><figcaption></figcaption></figure></div></p><ul><li><span>Xạ trị</span></li><ul><li><span>Xạ trị sử dụng chùm tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Người ta có thể dùng một máy xạ trị để chiếu vào vùng miệng hoặc gắn một kim xạ trị vào miệng bệnh nhân.</span></li><li><span>Nếu ung thư miệng ở giai đoạn sớm, chỉ cần xạ trị là có thể điều trị khỏi. Nếu trễ hơn, xạ trị có thể là bước đầu tiên để làm giảm thiểu tế bào ung thư trước khi cần đến phẫu thuật. Khi tế bào ung thư đã lan xa, xạ trị cần phối hợp với hóa trị.</span></li><li><span>Tác dụng phụ của xạ trị ảnh hưởng đến miệng có thể bao gồm khô miệng, sâu răng, loét miệng, chảy máu nướu răng, cứng hàm, mệt mỏi và phản ứng da như đỏ, bỏng.</span></li></ul><li><span>Hóa trị</span></li><ul><li><span>Hóa trị là một phương pháp điều trị sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Loại thuốc hóa trị có thể sử dụng riêng, hoặc kết hợp với các loại thuốc hóa trị khác hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác. Hóa trị có thể làm tăng hiệu quả của xạ trị, do đó, cả hai thường được kết hợp.</span></li><li><span>Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại thuốc bạn sử dụng. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, ói mửa và rụng tóc.</span></li></ul><li><span>Thuốc điều trị mục tiêu</span></li><ul><li><span>Các loại thuốc điều trị mục tiêu là thuốc nhắm đến tế bào ung thư. Cetuximab (Erbitux) là một trong những thuốc điều trị mục tiêu được chấp thuận cho điều trị ung thư đầu và cổ trong các tình huống nhất định. Cetuximab làm ngưng hoạt động của protein được tìm thấy trong nhiều loại tế bào. Các protein này có trong cả tế bào khỏe mạnh lẫn tế bào ung thư, tuy nhiên nó chiếm số lượng rất lớn trong tế bào ung thư. Vì vậy, việc ức chế hoạt động của protein này làm hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư.</span></li><li><span>Các loại thuốc điều trị mục tiêu khác đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng. Các loại thuốc điều trị mục tiêu có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.</span></li></ul></ul></div></div></div><div class=
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.