eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Tiêu chảy do kháng sinh

Tiêu chảy do dùng kháng sinh hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh lý tiêu chảy xuất hiện sau khi dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó. Phần lớn các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi sau khi dừng loại kháng sinh gây ra tiêu chảy. Tuy nhiên, có một số trường hợp biểu hiện nặng với các thương tổn viêm nhiễm phù nề ở đại tràng hay còn được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

TRIỆU CHỨNG

Bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, mỗi lần đại tiện trẻ phải rặn, phân lỏng có lẫn chất nhầy, phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu. Tình trạng tiêu chảy do loạn khuẩn kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa, người bệnh bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, dẫn đến suy dinh dưỡng, gầy.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử, các loại thuốc kháng sinh đang dùng. Xét nghiệm mẫu phân.

ĐIỀU TRỊ

Sử dụng kháng sinh theo phác đồ. Bệnh nhân nên uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch oresol để ngăn ngừa mất nước và tránh các thực phẩm có thể làm cho triệu chứng nặng hơn. Khi tiêu chảy nặng hơn, cần ngừng liệu pháp kháng sinh và đợi triệu chứng giảm đi. Trong những trường hợp tiêu chảy rất nặng, viêm đại tràng hoặc viêm đại tràng giả mạc, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc metronidazol (Flagyl), thường dùng ở dạng viên trong 10 ngày. Nếu metronidazol không có hiệu quả hoặc bệnh nhân đang có thai/ đang cho con bú sẽ được dùng vancomycin thay thế. Duy trì chế độ ăn thích hợp, thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm. Nếu trẻ còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì cho bú.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.