eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Rối loạn tiền đình

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo......gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.

TRIỆU CHỨNG

Có cảm giác là cơ thể hoặc sự vật xung quanh đang quay hoặc di động, mất thăng bằng, đi đứng không vững, phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước đi được, người lâng lâng như muốn ngất. Cơ thể: yếu, mệt mỏi, kém tập trung. Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu. Cảm giác buồn nôn, ói mửa.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Khám chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Đôi khi, để tìm ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ còn phải làm các xét nghiệm hình ảnh học như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

ĐIỀU TRỊ

Trước tiên phải để bệnh nhân ở tư thế nằm đầu thấp, cố định đầu, nơi ít ánh sáng, tránh xê dịch. Nếu bệnh nhân có nôn nhiều phải cho thuốc chống nôn đường tiêm như papaverin 40mg hoặc primperan 10 mg tiêm bắp. Truyền dịch bù nước, điện giải nếu có điều kiện. Sử dụng thuốc chống chóng mặt.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.