eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Mãn kinh nữ

Mãn kinh là thời điểm buồng trứng không sản xuất đủ estrogen để duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường nên phụ nữ không còn hành kinh, là thời kỳ chuyển giao giữa 2 giai đoạn trong cuộc đời một người phụ nữ. Mãn kinh chính thức bắt đầu 12 tháng sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Phụ nữ thưởng bị mãn kinh ở độ tuổi giữa 40 và 55 tuổi.

TRIỆU CHỨNG

Giảm ham muốn tình dục; Nóng bừng; Da đỏ bừng; Đổ mồ hôi đêm; Mất ngủ; Khô âm đạo; Đau khi giao hợp; Loãng xương

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm nội tiết tố có thể được chỉ định để thiết lập chẩn đoán.Kiểm tra huyết thanh FSH, hormone Estradiol và Luteinizing.

ĐIỀU TRỊ

Mãn kinh là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Điều trị bằng estrogen có thể giúp giảm các triệu chứng như nóng bừng, đổ mồ hôi ban đêm, hoặc khô âm đạo.

Tổng quan

Mãn kinh là thời điểm phụ nữ không còn hành kinh, là thời kỳ chuyển giao giữa 2 giai đoạn trong cuộc đời một người phụ nữ.

Nhiều phụ nữ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau do sự thay đổi hormone trong thời kỳ mãn kinh.

Trong khoảng thời gian mãn kinh, phụ nữ thường bị mất đậm độ xương và nồng độ cholesterol trong máu sẽ xấu đi làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.

  •  Mãn kinh sớm và mãn kinh muộn: Thông thường, phụ nữ mãn kinh trong giai đoạn từ 48 - 55 tuổi. Mãn kinh xuất hiện ở phụ nữ trẻ hơn 40 tuổi được xem là mãn kinh sớm. Mãn kinh được xem là trễ khi bắt đầu ở tuổi 55. Ở hầu hết phụ nữ, mãn kinh là một sự kiện bình thường.
    • Mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn ở những phụ nữ hút thuốc, chưa bao giờ có thai hoặc sống ở vùng cao.
    • Đối với những người bị mãn kinh sớm, các bác sĩ cần phải khám xem có vấn đề nào về sức khỏe hay không. Khoảng 1% phụ nữ bị mãn kinh sớm.
  • Tiền mãn kinh. Những thay đổi hormone do mãn kinh thật sự bắt đầu trước chu kỳ kinh cuối cùng của phụ nữ, thời kỳ này kéo dài trong vòng 3 - 5 năm và được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh. Trong giai đoạn chuyển đổi này phụ nữ có thể bắt đầu cảm thấy các triệu chứng mãn kinh và mất đậm độ xương ngay cả khi họ vẫn còn đang có kinh.
  • Mãn kinh do phẫu thuật. Là mãn kinh xảy ra do cắt bỏ buồng trứng. Những phụ nữ bị mãn kinh do phẫu thuật thường có những triệu chứng mãn kinh xuất hiện một cách đột ngột và nặng nề.
Nguyên nhân
  • Mãn kinh là kết quả của sự mất chức năng buồng trứng, khi các nang noãn của buồng trứng dần cạn kiệt và sự sản xuất estrogen bị đình trệ.
  • Estrogen ảnh hưởng đến nhiều phần trong cơ thể, trong đó có mạch máu, tim, xương, vú, tử cung, tiết niệu, da và não. Người ta cho rằng mất estrogen là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng của mãn kinh. Vào thời điểm mãn kinh, buồng trứng cũng giảm sản xuất testosterone - một loại hormone có trong dục tình hay ham muốn tình dục.
Nguyên nhân khác

Rối loạn kinh nguyệt

  • Rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất là rong huyết. Nguyên nhân gây rong huyết thường là do không phóng noãn.
  • Nội mạc dày lên có thể tiến đến hiện tượng tăng sản nội mạc tử cung. Một số trường hợp tăng sản nội mạc tử cung có thể tiến triển thành ung thư nội mạc tử cung.

Rối loạn vận mạch

  • Biểu hiện bằng cơn bốc nóng mặt. Thường xảy ra đột ngột, tự nhiên cảm thấy bốc nóng mặt, cổ, ngực.
  • Cơn bốc nóng xảy ra chừng vài phút, có thể ngắn hơn, chỉ vài giây, nhưng thường kèm theo triệu chứng vã mồ hôi. Thường các cơn bốc nóng hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi có stress. Triệu chứng này thường kéo dài 06 tháng đến vài năm, có thể 2 - 3 năm nhưng cũng có người đến 5 năm.
  • Vã mồ hôi.
  • Có thể kèm theo cơn bốc nóng mặt hay xảy ra đơn lẻ. Vã mồ hôi cũng thường xảy ra vào ban đêm, gây mất ngủ, khó chịu.

Triệu chứng thần kinh tâm lý

  • Hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu.
  • Mất ngủ, giảm cảm giác khi quan hệ tình dục, hay lo lắng, cáu gắt, trầm cảm.
  • Đau nhức xương khớp, có thể xuất hiện cơn đau nhức nửa đầu (migrain).

Triệu chứng tiết niệu - sinh dục

  • Âm đạo khô
  • Các dây chằng giữ tử cung và các cơ quan vùng chậu mất tính đàn hồi và sức căng nên dễ đưa đến sa sinh dục.
  • Tử cung và cổ tử cung teo nhỏ. Nội mạc tử cung mỏng, không có hiện tượng phân bào hay chế tiết, rất ít mạch máu.
  • Niêm mạc đường tiết niệu cũng teo mỏng, dễ nhiễm khuẩn tiết niệu, són tiểu hay đái rắt, tiểu không tự chủ.
Phòng ngừa

Mãn kinh không thể phòng ngừa được, tuy nhiên có thể thực hiện một số bước để giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến những bệnh đi kèm mãn kinh. Những phụ nữ ở độ tuổi sau mãn kinh nên uống 1.200 - 1.500mg canxi và 800 đơn vị vitamin D mỗi ngày.

Cách ít tốn kém nhất là nhận canxi vào cơ thể qua bữa ăn. Bữa ăn có thể cung cấp 1.000-1.500mg canxi mỗi ngày cho cơ thể một cách dễ dàng. Những loại thức ăn sau có chứa canxi:

  • 1 ly sữa (sữa thường hoặc sữa không béo) - 300mg.
  • 1 ly nước cam có canxi - 300mg.
  • 1 ly sữa chua (thường hoặc không béo) - trung bình khoảng 400mg.
  • 85g cá hồi (gồm cả xương) - 205mg.

Những thuốc bổ sung canxi là một lựa chọn tốt cho những người không thể hấp thu đủ canxi qua bữa ăn. Canxi carbonate (Caltrate 600, Caltrate 600 Plus D, Caltrate Plus) là loại không đắt tiền, tuy nhiên một số người than phiền về tác dụng gây phù nề của nó. Canxi citrate có thể được hấp thu tốt hơn ở những phụ nữ dùng thuốc chặn acid như ranitidine (Zantac) hoặc cimetidine (Tagamet).

Những sản phẩm canxi làm từ bột xương, dolomite, vỏ hàu không tinh chế có thể chứa chì và nên tránh. Tại Mỹ, những sản phẩm có chữ USP trên nhãn là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của Dược Thư Hoa Kỳ (United States Pharmacopeia) và có khả năng không chứa những tạp chất nguy hiểm khác.

Người tiêu dùng nên đọc kỹ nhãn hiệu của các sản phẩm bổ sung canxi để kiểm tra chính xác số milligram của canxi có trong sản phẩm. Thông thường ruột không thể hấp thu nhiều hơn 500mg canxi cùng một lúc, do đó cần phải uống canxi kéo dài trong cả ngày.

Không nên uống quá liều canxi vì có thể tăng nguy cơ sỏi thận. Những người có một số bệnh như sarcoid hoặc sỏi thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống canxi.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hấp thu canxi nhưng nên tránh dùng liều lớn.

Điều trị

Sử dụng nội tiết

  • Nguyên tắc sử dụng nội tiết:
    • Liều thấp nhất có hiệu quả.
    • Thời gian sử dụng tùy thuộc vào thể trạng của từng người.
    • Phối hợp estrogen/progestogen nếu còn tử cung.
  • Chống chỉ định sử dụng nội tiết:
    • Có ung thư hay nghi ngờ ung thư.
    • Có thai hay nghi ngờ có thai.
    • Có khối u liên quan đến nội tiết.
    • Đã bị viêm tắc tĩnh mạch hay động mạch.
    • Đang bị xuất huyết âm đạo bất thường chưa chẩn đoán được nguyên nhân.
Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.