eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Loét giác mạc

Loét giác mạc xuất hiện khi toàn bộ các lớp tế bào giác mạc bị tổn thương và có hiện tượng tiếp xúc giữa các hốc bên trong mắt với môi trường khí bên ngoài. Nguyên nhân của loét giác mạc có thể là do nhiễm trùng, đặc biệt là ở những người đeo kính áp tròng, hoặc có thể là một triệu chứng của bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ và viêm đa động mạch nút.

TRIỆU CHỨNG

Mắt đỏ ngầu; Chảy nước mắt nhiều; Nhạy cảm với ánh sáng; Mờ mắt; Ngứa; Đau mắt.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Xét nghiệm soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ cũng có thể được thực hiện tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ của bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị bệnh loét giác mạc phụ thuộc vào dạng loét: loét không bị nhiễm trùng hay loét bị nhiễm trùng (nhiễm khuẩn). Điều trị bao gồm các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.

Tổng quan

Loét giác mạc xuất hiện khi toàn bộ các lớp tế bào giác mạc bị tổn thương và có hiện tượng tiếp xúc giữa các hốc bên trong mắt với môi trường khí bên ngoài.

Loét giác mạc có thể xuất hiện ở trạng thái vô trùng (không có triệu chứng nhiễm khuẩn) hoặc ở trạng thái bị nhiễm trùng. Xung quanh vết loét thực tế là luôn có những chỗ bị thâm nhiễm, mờ đục cục bộ gây ra sự tích tụ các tế bào viêm nhiễm và chất dịch kính.

Giới thiệu chung về loét giác mạc - ảnh 1

Việc vết loét có thuộc loại nhiễm trùng hay không là rất quan trọng đối với Bác sĩ điều trị, vì điều này quyết định đến phương pháp điều trị.

Các vết loét bị nhiễm trùng thường làm cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức mắt và có đặc điểm là xuất hiện một lỗ ở biểu mô của giác mạc làm ảnh hưởng cả đến khu tiền phòng mắt.

Các dạng vi khuẩn gây viêm nhiễm dễ được xác định như: trực khuẩn gây mủ xanh - là loại vi khuẩn tàn phá mạnh, có thể gây ra những tổn thương hết sức trầm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời.

Các vết loét và vùng thâm nhiễm không bị nhiễm trùng thực tế là chúng không gây ra cho người bệnh cảm giác đau nhức mắt. Chúng thường khu trú ở vùng xung quanh giác mạc.

Nguyên nhân
  • Chấn thương: trong nông nghiệp hạt thóc, lá lúa, bùn đất bắn vào mắt thường nhiễm loại trực khuẩn mủ xanh gây viêm loét giác mạc rất nặng. Trong công nghiệp như bụi đá, kim khí... hoặc trong sinh hoạt như trẻ em đùa nghịch vật nhọn chọc vào mắt...
  • Do biến chứng của lông quặm gây ra do bệnh mắt hột. Đây là một biến chứng rất hay gặp.
  • Do tình trạng viêm nhiễm kéo dài của mắt: viêm loét bờ mi, viêm mủ lệ đạo...
  • Do giảm nuôi dưỡng giác mạc: như khô mắt, mất cảm giác giác mạc do liệt dây thần kinh, suy giảm miễn dịch, tra thuốc có hoạt chất corticoid kéo dài...
Nguyên nhân khác

Mắt bị bệnh viêm loét giác mạc thường đau nhức nhiều, sưng nề khó mở mắt, sợ ánh sáng và chảy nước mắt nhiều. Nếu bệnh cấp tính do trực khuẩn mủ xanh có thể gây loét thủng giác mạc rất nhanh. Bệnh nhân thường nhìn mờ rất nhiều, có khi chỉ còn phân biệt được cảm giác sáng tối. Khi khám bệnh trên máy sinh hiển vi sẽ thấy ổ viêm loét trên giác mạc với các mức độ khác nhau.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh viêm loét giác mạc, cần phòng tránh các nguyên nhân gây sang chấn vào giác mạc, không day dụi mắt khi có dị vật vào mắt, nếu lấy được ra rồi thì phải được theo dõi, dùng thuốc kháng sinh tra mắt, tuyệt đối không dùng các thuốc tra mắt có chứa corticoid như dexacol, Ticoldex... khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi có các triệu chứng đỏ mắt, cộm xốn trong mắt cần đi khám để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

Điều trị

Điều trị bệnh loét giác mạc phụ thuộc vào dạng loét: loét không bị nhiễm trùng hay loét bị nhiễm trùng (nhiễm khuẩn). Các vết loét bị nhiễm trùng đòi hỏi phải có cách điều trị quyết liệt: một số trường hợp được tiến hành nhỏ thuốc kháng sinh vào mắt cứ sau 15 phút, các loại thuốc có chứa steroct không được chỉ định dùng trong trường hợp viêm loét do nhiễm trùng.

Trong thực tiễn điều trị nhãn khoa ở Nga, thường thì căn bệnh viêm loét giác mạc được chỉ định điều trị theo phương thức nội trú, bởi vì việc chỉ định điều trị kiểu này không chỉ thực hiện tra thuốc nhỏ và tra thuốc mỡ vào mắt mà còn tiến hành tiêm (tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch bên trong mắt). Các vết loét dạng không bị nhiễm trùng thường được chỉ định điều trị bằng phương pháp tra, nhỏ mắt bằng dung dịch có chứa hoặc không chứa Steroit kết hợp với việc dùng kháng sinh nhỏ mắt.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.