eDoctor
eDoctor
eDoctorChia sẻ

Gãy xương

Xương cấu tạo bởi mô liên kết, được làm cứng chắc bởi calcium và tế bào xương. Gãy xương khi có lực tác động bên ngoài lên xương với lực mạnh hơn sức chịu đựng của cấu trúc xương.

Có nhiều loại gãy xương với độ nặng khác nhau.Vùng gãy xương hay gặp là ở cổ tay, vai, cổ chân và khớp háng… Gãy nơi khớp háng như gãy cổ xương đùi hay xảy ra ở người cao tuổi. Thời gian lành xương tuỳ thuộc vào tuổi cùng với sức khoẻ của bệnh nhân và cũng tùy thuộc loại gãy xương.Gãy xương hở là khi phần da bên ngoài bị thủng, có thể do đầu xương gãy đâm ra da hoặc lực gây chấn thương làm rách da. Nguy cơ nhiễm khuẩn của loại gãy hở này cao hơn bình thường.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng thay đổi theo vị trí gãy xương và cường độ của chấn thương. Triệu chứng gồm có: Đau, sưng, bầm tím do tụ máu, biến dạng chi, không vận động được.

CHẨN ĐOÁN

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Phần lớn trường hợp gãy xương có thể chẩn đoán bằng phương pháp chụp x-quang. Trong vài trường hợp chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể cần thiết.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy. Gãy xương đơn giản thường được điều trị bằng nẹp hoặc bó bột. Gãy xương phức tạp thường đòi hỏi phải phẫu thuật để chỉnh lại các mảnh xương. Bác sĩ có thể nắn xương về vị trí cũ mà không cần phẫu thuật. Chấn thương liên quan đến khớp, thần kinh, gân hoặc các mạch máu có thể cần phải điều trị bổ sung.

Bệnh phổ biến
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play

Bạn vẫn chưa tìm thấy thông tin mình cần?

Hãy để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn nhanh nhất cho bạn.